Vì sao nồi áp suất có thể nấu chín thịt trong một thời gian ngắn?

Hiện nay, rất nhiều gia đình đã sử dụng nồi áp suất để nấu nướng thức ăn. Chúng ta đều biết rằng, thịt bò là loại khó nhừ, nếu dùng nồi thường phải mất từ 2 đến 3 tiếng, còn dùng nồi áp suất thì chỉ mất 30 đến 40 phút là thịt đã chín nhừ.

Nồi áp suất quả đúng như tên gọi mà chúng ta đặt cho nó. Do được đậy kín, dùng nhiệt độ để nấu, trong nồi sẽ sinh ra một áp suất rất lớn. Nó có khả năng nấu chín thức ăn rất nhanh.

Chúng ta biết rằng, ở nhiệt độ thường, sau khi nước sôi, nếu ta tiếp tục cung cấp nhiệt, nhiệt độ của nước cũng không thể tăng cao hơn được nữa, tức là không thể vượt quá ngưỡng 1000C. Nếu như có thế nghĩ ra được biện pháp để nâng cao nhiệt độ của nước lên hơn 1000C, thì liệu có thể giảm thời gian nấu xuống được không?

Trong môi trường áp suất không khí tiêu chuẩn, phân tử nước khi đạt đến 1000C, năng lượng của nó có thể đủ sức đẩy bung sự ngăn cản của phân tử nước và trở thành hơi nước. Nhưng nếu như nâng cao áp suất của không khí ở xung quanh, các phân tử nước này lại phải cần một năng lượng lớn hơn để có thể phá bung sự cản trở của các phân tử không khí. Năng lượng mà các phân tử nước phụ thuộc vào là nhiệt độ, nhiệt độ càng cao, nhiệt lượng trong phân tử nước càng cao. Nếu muốn làm cho nhiệt độ của nước vượt quá ngưỡng 1000C cần phải tạo một khí áp rất lớn trong nồi. Do nồi áp suất có kết cấu kín, khi nhiệt độ nước trong nồi đạt đến độ sôi là 1000C các phân tử hơi nước không thoát được ra ngoài không khí, thế khí này sẽ tích tụ trong nồi ngày càng nhiều, làm cho áp suất khôngí trong nồi dần tăng cao. Khi áp suất không khí tăng dẫn đến điềm sôi cũng tăng, nước không thể bị khí hóa, nó chỉ còn cách hấp thu nhiệt lượng tiếp tục tăng nhiệt độ, luôn giữ ở trạng thái sôi. Trong quá trình này, nhiệt lượng được thức ăn hấp thu ngày càng nhiều. Nhiệt độ trong nồi áp suất có thể đạt tới 1200C, ở nhiệt độ này, thức ăn rất dễ

chín. Khi nấu sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian.

Để tránh hiện tượng nổ nồi áp suất do áp lực trong nồi quá lớn người ta thường lắp cho nó một van an toàn. Khi áp lực trong nồi quá lớn một phần hơi sẽ thoát ra ngoài qua van an toàn. Từ đó, làm cho nồi luôn duy trì ở một mức áp suất nhất định. Để tránh những nguy hiểm do nổ nồi áp suất, cần chú ý không được để thức ăn trong nồi quá đầy, cũng không được dùng nồi áp suất để nấu cháo vì nấu cháo rất dễ làm tắc van an toàn, gây ra tích tụ quá nhiều hơi nước trong nồi, từ đó tạo áp lực lớn làm nổ nồi.

Vì sao thân cây hình trụ?

Mọi sinh vật đều tiến lên phía trước trên bậc thang tiến hóa. Hình trụ tròn của thân cây chính là kết quả hoàn hảo của sự thích nghi đó.

Tại sao bề mặt bên ngoài toà nhà Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông có rất nhiều hình tam giác?

Dải đất dọc theo bờ biển từ Loan Tử đến Trung Hoàn ở Hồng Kông là một trong những nơi tập trung các cơ quan tài chính tiền tệ thương nghiệp của Hồng...

Sự thật về các "học giả đần"

Bạn đã nghe nói về “học giả đần” chưa? Có lẽ bạn sẽ coi là chuyện bịa. Rõ ràng “đần” và “học giả” là hai khái niệm hoàn toàn đối lập, đã ngu đần thì...

Các thành phố lớn đông dân cư thì xây dựng đường tàu điện ngầm thế nào?

Tàu điện ngầm hiện nay đã trở thành một phương tiện giao thông quan trọng của thành phố, nó đã làm giảm nhiều tình trạng giao thông chen chúc ở trên...

Tính số trận thi đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn một lượt như thế nào?

Dùng thể thức đấu loại trực tiếp số trận thi đấu tương đối ít, thời gian thi đấu ngắn. Khi số người ghi tên thi đấu nhiều thường dùng thể thức này.

Tại sao có thể trồng hoa cỏ trên bê tông?

Bêtông là một loại vật liệu xây dựng hết sức cứng mà hoa cỏ chỉ mọc ở nơi đất bùn, trong quan niệm thông thường của mọi người thì bê tông và hoa...

Vì sao nước biển hằng ngày dâng lên hạ xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường?

Trên thế giới nước biển hầu hết mỗi ngày có một lần dâng lên, một lần hạ xuống. Ban ngày nước biển dâng lên gọi là triều, ban đêm nước biển dâng lên...

Tam giác Pascal là gì?

Vào năm 1261, nhà toán học Trung Quốc thời Nam Tống là Dương Huy trong tác phẩm “Giải thích sách toán chín chương” đã trình bày một bảng số mà các số...

Vì sao tối mùa hè nhìn thấy sao nhiều hơn mùa đông?

Đêm hè trong sáng, ngẩng đầu lên ta thấy sao trên trời dày đặc, nhiều hơn hẳn so với mùa đông. Đó là vì sao? Điều đó có liên quan với hệ Ngân hà, bởi...