Nhỏ mấy giọt dẩu vào nước trong, bạn sẽ thấy chúng lập tức loang ra thành một màng mỏng nổi lên mặt nước. Cho dù bạn có khuấy nước mạnh đến đâu, chúng cũng không thể hoà tan làm một. Vì sao vậy? Chúng ta đã biết nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc mà không tràn ra ngoài là vì sức căng bề mặt kéo chặt các phẩn tử trên mặt chất lỏng lại.
Sức căng bề mặt của các loại chất lỏng không giống nhau: của dẩu nhỏ hơn của nước. Khi dẩu rơi vào mặt nước, nước co lại hết mức nên đã kéo dẩu dãn ra thành một màng mỏng nổi bên trên. Hơn nữa, tỷ trọng dẩu lại nhỏ hơn nước rất nhiều, nên dù có dùng sức khuấy thế nào, thì màng dẩu vẫn nổi lên trên mặt nước và không hoà tan được.
Những chú chim thường xuyên phải nhào ngụp xuống nước để bắt cá cũng dựa vào đặc tính của dẩu để bảo vệ mình. Bộ lông vũ trên cơ thể chúng thường xuyên được “tráng” một lớp dẩu mỡ đặc biệt tiết ra từ các lỗ chân lông. Nếu không có lớp dẩu đó bảo vệ, lông vũ sẽ bị ướt và khí đó chim sẽ chết chìm ngay. Có thể thấy vào lúc trời mưa, những con vịt hăng hái chạy đi chạy lại mà lông không hề bị ướt, còn các chú gà do trên lông không có lớp dẩu che phủ, nên bị nước mưa thấm ướt và trở thành gà “rù”.