Tại sao xe vượt dã có thể trèo leo, vượt suối dễ dàng?

Nếu bạn là một người yêu thích thể thao, chắc chắn bạn sẽ không lấy làm lạ trước cuộc đua về sức kéo của ô tô một cách đầy kích thích và căng thẳng. Dù là nơi sa mạc đầy gió cát, hoặc vùng đường núi lầy lội gập ghềnh, hay qua những bãi ngầm đầy đá sỏi, trơn trượt khó đi, tất cả đều không thể ngăn cản những chiếc bánh xe của xe việt dã dũng mãnh tiến lên...

Nguyên do là kết cấu thiết kế của xe việt đã khác với các xe thông thường khác. Công suất của xe việt dã thường lớn hơn, cả bốn bánh xe đều là bánh chủ động, còn những xe thông thường khác thì thường chỉ có hai bánh chủ động, do đó xe việt dã khi leo dốc thường tỏ ra đặc biệt "nhẹ nhàng". Tính năng phanh của xe việt dã cũng rất ưu việt, rất thích hợp cho việc phanh gấp và chạy nhanh trong điều kiện đường sá phức tạp.

Điều quan trọng hơn là gầm xe việt dã cách mặt đất khá cao, như vậy, khi đi trên mặt đường gồ ghề, không bằng phẳng, khó gây ra va chạm vào thân xe. Đồng thời, khả năng quay vòng của xe việt dã cũng rất cao, có thể vòng xe, quay đầu trong một phạm vi rất nhỏ, điều đó đương nhiên rất thích hợp với trường hợp lái xe ở đường miền núi.

Ngoài ra, bánh xe việt dã khá to và rộng, như vậy có thể làm tăng khoảng cách giữa gầm xe với mặt đất, tăng diện tích tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đất. Chúng ta hiểu rằng, khi xe chạy trên đường đất xốp và trên bãi cát, bánh xe bị lún xuống bùn, cát, làm ảnh hưởng đến tốc độ xe, nếu lốp xe rộng thì có thể làm giảm bớt mức độ lún xuống sâu của bánh xe, do đó bảo đảm tính năng truyền động của xe. Hiện nay, đã có nhiều xe việt dã sử dụng lốp xe điều áp, khi xe chạy, người lái có thể căn cứ vào tình hình mặt đường khác nhau để thay đổi độ rộng của lốp xe. Chẳng hạn, nếu ô tô chạy trên mặt đường cứng, thì có thể duy trì áp suất hơi bên trong lốp xe cao, để giảm bớt lực cản lăn và sự mài mòn của lốp, khi ô tô chạy trên đường đất sét và cát có thể giảm bớt áp suất hơi trong lốp xe xuống khoảng một nửa, nếu ô tô chạy trên đường bùn lầy và phủ tuyết, thì áp suất hơi giảm xuống hơn một nửa, để tăng diện tiếp xúc giữa lốp và mặt đất, giảm bớt áp lực của lốp với mặt đất, làm tăng độ bám của nó...

Xe việt dã có nhiều tính năng ưu việt như vậy, thảo nào nó trèo đèo, vượt suối một cách dễ dàng đến thế!

Chuột có thể chui vào trong mũi của voi hay không?

Điều kì lạ là hiện nay có rất nhiều người cho rằng, sư tử và hổ tuy không đánh được voi, nhưng con chuột bé nhỏ lại có thể thuần phục được khắc tinh của mình là con voi to lớn này.

Về không khí

Vào năm 1771, tại một phòng bào chế thuốc ở Thuỵ Điển, dược sĩ Haler đang loay hoay giữa đám chai lọ, hộp tiêu bản. Haler vốn là người ham mê khoa...

Vì sao đồng lại có nhiều màu?

Cho dù đồng không được sử dụng rộng rãi như sắt, thép, nhưng đồng có những ưu điểm mà sắt, thép không thể có được.

Vì sao có lúc xuất hiện hiện tượng sấm to mưa nhỏ, hoặc có sấm suông?

Mùa hè oi bức, mồ hôi đầy mình. Bỗng nhiên nơi chân trời dựng lên những đụn mây đen cao sững sững, một chốc sau đó sấm nổ vang rền.

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Vì sao khi máy bay bay trên không trung có vệt khói kéo dài?

Khi bay trên cao, có lúc sau đuôi máy bay hiện ra mấy vệt khói trắng giống như dải lụa nổi trên không trung, giữ mãi không tan. Hiện tượng này là vệt...

Tiếng hát từ sa mạc do đâu?

Cách đây 1.200 năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã tường thuật về những âm thanh quái lạ được phát ra từ sa mạc Gobihoang vắng mênh mông của xứ Mông...

Tại sao bạc hà đặc biệt mát lạnh?

Vào mùa hè nóng nực, ngắt một chiếc lá bạc hà, nhai nhai sẽ có một luồng hương thơm mát; nếu hái mấy lá rồi ngâm trong nước sôi, đợi sau khi nguội...

Vì sao có các loại bệnh địa phương?

Bệnh địa phương là chỉ những bệnh phát sinh ở một khu vực nhất định, có liên quan mật thiết với môi trường khu vực đó. Bệnh địa phương lưu hành trong...