Mặt trời có "chết" không?

Đối với con người mà nói, Mặt Trời chói sáng chắc chắn là thiên thể quan trọng nhất trong vũ trụ. Vạn vật sinh trưởng dựa vào Mặt Trời. Không có Mặt Trời thì trên Trái Đất không thể có sự sống muôn màu, muôn vẻ, đương nhiên cũng không thể hun đúc được loài người là sinh vật có trí tuệ. Mặt Trời đưa lại ánh sáng và ấm áp cho chúng ta, đưa lại sự luân hồi về ngày đêm và các mùa, làm cho Trái Đất thay đổi nóng lạnh, cung cấp nguồn năng lượng đủ các hạng cho sự sống trên Trái Đất. Hàng năm, hàng tháng Mặt Trời mọc từ phía đông lặn xuống phía tây. Trong con mắt của con người, tuy "vật đổi sao dời" xảy ra, nhưng Mặt Trời đã trở thành một biểu tượng vĩnh hằng mãi mãi.

Trên thực tế Mặt Trời là một thiên thể khí nóng bỏng tạo thành quả cầu lửa khổng lồ, hàng tỉ năm nay Mặt Trời vẫn bốc cháy rừng rực trên không trung. Từ góc độ thiên văn học mà xét, Mặt Trời chỉ là một hằng tinh thông thường trong hệ Ngân hà, hơn nữa giống như bất cứ thiên thể nào khác, nó đều có quá trình sinh ra, trưởng thành và tử vong.

Tuổi của Mặt Trời đã gần 5 tỉ năm. Mặt Trời thông qua phản ứng dây chuyền nhiệt hạch, dựa vào một lượng lớn nguyên tố hydro tập trung ở tâm mà phát sáng, phát nhiệt. Bình quân mỗi giây nó tiêu hao 6 triệu tấn hydro. Nguyên tố hydro tàng trữ trong Mặt Trời có thể cung cấp cho Mặt Trời tiếp tục cháy sáng năm tỉ năm nữa. Vậy sau năm tỉ năm nữa Mặt Trời sẽ ra sao? Đến lúc đó nhiệt độ của Mặt Trời có thể đạt đến hơn 100 triệu °C, bên trong Mặt Trời sẽ dẫn đến sự phát sinh heli đột biến. Tiếp theo đó Mặt Trời sẽ giãn nở rất nhanh, đi vào giai đoạn ngôi sao đỏ khổng lồ. Độ sáng của nó sẽ tăng gấp 100 lần hiện nay và nó sẽ nuốt chửng các hành tinh gần nó như sao Thuỷ, sao Kim. Trái Đất cũng có thể biến thành ngày càng nóng hơn, thậm chí có thể bị Mặt Trời giãn nở nuốt mất, cuộc sống sẽ không tồn tại nữa. Cùng với thời gian trôi đi, Mặt Trời ngày càng tiêu hao năng lượng hạt nhân của nó, cuối cùng đi vào thời kỳ tàn lụi như ngọn nến, tiếp theo đó là co ngót thành một ngôi sao Bạch oải ảm đạm, dần dần mất đi trong vũ trụ bao la, kết thúc cuộc đời bình thường mà huy hoàng của nó.

Khi Mặt Trời mất đi thì Trái Đất đã sớm không tồn tại nữa. Đến lúc đó có thể loài người phát triển đến nền văn minh cao độ và du hành giữa các vì sao, có thể sinh cơ lập nghiệp ở một ngôi sao nào đó trong hệ Ngân hà. Ai dám nói đó không phải là sự thật?

Vì sao về mùa đông, có lúc khí than cho ngọn lửa nhỏ như đầu ruồi?

Khí than ít gây ô nhiễm, sử dụng tiện lợi, đây là loại nhiên liệu sạch. Nhưng có điều đáng tiếc là về mùa đông, đặc biệt vào những ngày lạnh giá, lúc...

Có phải sư tử đực lười, sư tử cái chăm?

Sư tử là loài động vật thích sống quần cư. Một bầy sư tử giống như một gia đình lớn và do một con sư tử đực khoẻ mạnh làm đầu đàn. Điều kì lạ là con đầu đàn trong bầy sư tử nhìn trông rất lười nhác.

Vì sao lưỡi có thể biết được hương vị thức ăn?

Có người gọi đầu lưỡi là "máy nếm". Quả đúng thế, các vị chua, cay, đắng, ngọt, bùi của thức ăn trước hết đều do lưỡi thưởng thức.

Vì sao xà phòng lại tẩy sạch được các vết bẩn?

Trong các chất tẩy giặt thì xà phòng thuộc loại chất tẩy rửa được dùng sớm nhất, phạm vi sử dụng rộng, là vật liệu tẩy rửa có nhiều chủng loại nhất....

Vì sao phải giám sát và đo ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là kẻ thù chung của nhân loại. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của những người làm công tác bảo vệ môi trường là trừ bỏ ô nhiễm, làm cho môi...

Vì sao gió ban ngày mạnh hơn ban đêm?

Ngày hè nóng nực và oi ả, bạn mong cho đêm mau xuống và chờ đợi những làn gió mát. bạn có thể cho rằng buổi tối gió mạnh hơn. Nhưng thực ra, đó chỉ là cảm giác của chúng ta mà thôi...

Vì sao bóng bay bơm khí heli chóng xẹp?

Hai quả bóng bay giống hệt nhau, một bơm bằng không khí thường, một bơm bằng khí heli. Được một lúc, bóng bơm khí heli đã teo lại, dúm dó dẩn, trong...

Vì sao ban ngày không nhìn thấy sao?

Trong vũ trụ, tuyệt đại đa số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm lấp lánh. Nhưng chỉ vào xẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban...

Tại sao nói lá của cây lá giả là giả?

Cây lá giả, cũng gọi là bách phương kim tước hoa, là thực vật thường hay thấy ở đất liền ven biển. Ở Trung Quốc, cây thường được trồng ở trong vườn...