Vì sao không nên dùng dầu đã rán để sử dụng lại nhiều lần?

Trong khi đun nấu ở gia đình, không ít người cho lượng lớn dầu để rán, chiên thực phẩm. Sau đó lại chắt riêng dầu đã qua chiên, rán còn dư để lần khác lại dùng xào nấu lại, dùng cách này có thể tiết kiệm dầu, nhưng theo quan điểm vệ sinh loại dầu đã qua chiên, rán không nên dùng để chiên, rán lại nhiều lần.

Thành phần dầu chính là các este của axit béo. Khi đem dầu chiên rán dưới điều kiện nhiệt độ cao, đã phát sinh nhiều biến đổi không chỉ phá hoại giá trị dinh dưỡng của dầu béo mà còn sinh ra nhiều chất độc ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thậm chí gây độc hại.

Theo các kết quả nghiên cứu, khi đun nóng dầu ăn ở nhiệt độ 200 - 300°C, chí ít sẽ gây ra 3 loại biến đổi: một là dưới tác dụng nhiệt phân, este glyxerit (chất béo như dầu, mỡ) bị phân giải thành anđehyt, xeton, các anđehyt, cacboxylic, este anđehyt cùng nhiều phân tử nhỏ khác. Các hợp chất này không chỉ làm cho dầu có mùi khó ngửi mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngoài ra còn có hai loại biến đổi khác là: lớp dầu bên trong thiếu oxy so với lớp dầu bên ngoài nhiều oxy do quá trình oxy hoá, sẽ có tác dụng tụ hợp lại hình thành một tập hợp lớn các phân tử. Trong các tập hợp phân tử này có những tích tụ gây độc mãn tính cho cơ thể. Bấy giờ độ nhớt của dầu tăng lên, nhiệt độ bốc cháy tăng cao, dầu từ trạng thái trong suốt biến thành đặc quánh, để lắng thành lớp chất rắn ở bên dưới. Đó là tiêu chí để đánh giá độc hại của dầu nên cần phải bỏ đi.

Cần phải nói thêm rằng, không nhất thiết phải loại bỏ toàn bộ một nồi dầu lớn, mà chủ yếu là không nên dùng dầu để chiên rán quá nhiều lần, không nên để dầu đã tích lại quá lâu đem dùng. Khi độ nhớt của dầu đã quá cao và ngày càng đặc quánh, tính lưu động đã giảm nhiều thì nên ngừng sử dụng. Ở đầu các đường phố nhỏ thường có các sạp hàng nhỏ dùng dầu để rán bánh, dầu lại đổ tiếp vào dầu, dần dần phẩm chất của dầu giảm dần, nhưng hầu như họ không nghĩ đến việc thay bằng dầu mới. Rõ ràng loại dầu này không nên tiếp tục dùng để rán thức ăn.

Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?

Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy?

Tại sao thuyền buồm có nhiều kiểu cánh buồm như thế?

Bạn đã nhìn thấy thuyền buồm chưa? Trên thế giới có rất nhiều cuộc đua thuyền buồm nổi tiếng. Khi đua ta chỉ nhìn thấy hàng nghìn chiếc thuyền tranh...

Vì sao phải xây dựng trạm phát điện mặt trời trên vũ trụ?

Lợi dụng nguồn điện Mặt Trời ngày càng không còn là điều mơ ước nữa. Nhưng xây dựng nhà máy phát điện bằng năng lượng Mặt Trời trên mặt đất bị rất...

Các kiến trúc cao tầng chống động đất ra sao?

5 giờ 46 phút sáng ngày 17 tháng 1 năm 1995, ở thành phố Kobe Nhật Bản đã xảy ra một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter, hơn một vạn ngôi nhà bị sụp...

Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Cây bạch quả được ví như "hóa thạch sống" của Trái Đất. Đây là loài cây lâu đời nhất còn tồn tại trên hành tinh và gần như không thay đổi gì trong khoảng 200 triệu năm.

Tại sao thỏ thích ăn phân của mình?

Thỏ là một loài động vật ăn cỏ, chủ yếu sống ở thảo nguyên và vùng trồng hoa màu, chúng thích ăn cỏ xanh non và hoa màu, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cả phân của chính mình thải ra trong đêm.

Tại sao Trầm Hương là loại cây danh giá?

Trẩm Hương là cây kiều mộc xanh quanh năm dòng Thuỵ hương, cũng có tên là “Già nam hương”, “Kỳ nam hương”, lá da thuộc, dạng trứng hình kim tẽ ra,...

Vì sao muỗi thích đốt người mặc đồ sẫm màu?

Đôi khi bên bàn ăn, bạn bị muỗi đốt chí tử, trong khi nhưng người khác vẫn bình an vô sự. Có thể bạn cho rằng máu mình "ngọt" hơn, nên chúng thích tìm đến. Thật ra, đó là vì màu quần áo bạn rất hợp "gu" của chúng.

Có phải cây thiên tuế nghìn năm mới ra hoa một lần không?

Thiên tuế nghìn năm ra hoa thường để ví với việc rất khó thực hiện hoặc khó gặp. Thời xa xưa có người thậm chí đã từng so sánh cây thiên tuế ra hoa...