Tại sao mầm cây lại phát triển cong về hướng Mặt Trời?

Năm 1880, nhà sinh vật học Đácuyn (Darwin) đã quan sát thấy một hiện tượng kì lạ: nếu mầm cây lúa, cây mạch có ánh sáng chiếu vào thì sẽ cong về hướng ánh sáng. Thế nhưng nếu cắt ngọn mầm đi và che xung quanh thì mầm không còn “cong lưng” như vậy nữa.

Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Đácuyn đưa ra giả thuyết: tại ngọn cây có một chất nào đó, dưới tác dụng của ánh sáng chất này sẽ “chạy” về phía có ánh sáng.

Nếu bạn hỏi “chất này” là chất gì thì ngay cả Đacuyn cũng không thể trả lời được. Thế nhưng phát hiện và giả thiết của ông đã được sự quan tâm của các nhà khoa học khác, nhiều người đã bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra chất đó.

Năm 1926, một nhà khoa học người Hà Lan phát hiện nếu ngắt ngọn mầm cây yến mạch, lập tức mầm ngừng phát triển, hơn nữa không còn cong về phía ánh sáng. Nếu bạn để đoạn mầm này vào vị trí cũ thì mầm lại có thể tiếp tục phát triển và “cong lưng”. Điều thú vị hơn là nếu bạn đặt đoạn mầm đã bị ngắt ra vào trong keo quỳnh chi (loại keo thực vật làm bằng một số hải sản và nhựa cây) sau mấy tiếng lại đem nó gắn vào chỗ đã ngắt thì mầm lại tiếp tục phát triển.

Thí nghiệm này chứng minh, ở ngọn mầm rõ ràng là tồn tại “1 chất nào đó”. Chất này có thể chuyển dịch trong keo quỳnh chi, vì thế mà con người cần tìm ra chất kì diệu đó.

Câu đố này mãi đến năm 1933 mới được giải đáp. Các nhà hóa học đã thu được một số chất ở ngọn mầm. Những chất này có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của thực vật, có thể giúp cho các tế bào, ở bề mặt của mầm không bị chiếu sáng sẽ bị phân rã và sinh trưởng nhanh chóng khiến cho mầm “cong lưng” về phía bị chiếu sáng. Chất kỳ diệu này được gọi là “chất kích thích sinh trưởng thực vật”. Căn cứ vào sự phân tích hóa học, các chất này là một số hợp chất hữu cơ phức tạp.

Chất kỳ diệu này có thể kích thích cây trồng phát triển, vì vậy có thể giúp sức cho sản xuất nông nghiệp được không?

Điều đáng tiếc là giới tự nhiên lại quá keo kiệt, chất sinh trưởng tự nhiên có trong thực vật quá ít ỏi; trong 7 triệu ngọn mầm ngô thì chất này chỉ chiếm có một phần nghìn gam.

Không thể đợi ân huệ của giới thực vật, con người bắt đầu thử nghiệm và tự chế tạo ra chất sinh trưởng thực vật. Loài người đã tìm ra được nhiều chất mặc dù không phải là chất sinh trưởng thực vật thực sự, nhưng chúng cũng có tác dụng kích thích cây trồng phát triển và được gọi là “chất kích thích hoóc môn sinh trưởng thực vật”.

Đến nay con người đã tìm ra được hàng trăm chất kích thích sinh trưởng thực vật, trong đó đại bộ phận là những hợp chất hữu cơ phức tạp như thuốc 2,4-D, chất 920...

Chất kích thích sinh trưởng thực vật có thể giúp cây trồng sớm ra hoa, sớm kết quả và ngăn sự chín rụng, ngăn hạt nảy mầm... Sau khi dùng chất này con người thu được những loại dưa không hạt, cà chua không hạt, điều này chứng tỏ nó cũng giúp cho nền nông nghiệp một cách hữu hiệu.

Hiện nay chất kích thích sinh trưởng thực vật đã trở thành “đội quân chủ lực” trong sản xuất nông nghiệp.

Vì sao rượu Thiệu Hưng càng để lâu càng thơm?

Rượu Thiệu Hưng là một đặc sản của Trung Quốc, nhiều lần được tặng thưởng huy chương vàng trong các cuộc triển lãm thực phẩm quốc tế: Rượu có màu vàng...

Thế nào là máy tính trợ giúp thiết kế?

Máy tính trợ giúp thiết kế (gọi tắt là CAD) là kỹ thuật dùng máy tính và các thiết kế ngoại vi (bao gồm thiết bị đưa vào và lấy ra hình ảnh) để giúp...

Vì sao các đài thiên văn thường đặt trên đỉnh núi?

Các đài thiên văn chủ yếu là những cơ sở để quan trắc thiên văn và nghiên cứu, nên các đài thiên văn phần nhiều được đặt trên đỉnh núi.

Vì sao Đài khí tượng có thể dự báo thời tiết?

Sáng, trưa và tối hằng ngày, mở đài thu thanh bạn có thể nghe thấy Đài khí tượng thông báo thời tiết. Chắc bạn sẽ hỏi vì sao Đài khí tượng lại có thể...

Lỗ đen là gì?

Trên bầu trời sao nhấp nháy. Trừ các hành tinh ra, tuyệt đại bộ phận các ngôi sao là những hằng tinh giống như Mặt Trời, chúng đều tự phát sáng và...

Buôn bán nô lệ có từ khi nào?

Buôn bán nô lệ là màn khởi xướng của người Bồ Đào Nha. Khi đó bọn thực dân châu Âu xây dựng rất nhiều trang trại và các mỏ vàng ở châu Mỹ để khai thác...

Vì sao nói rượu ngon là nhờ môi trường thiên nhiên tốt đẹp?

"Nước là máu của rượu”. Câu nói này không có gì quá đáng.

Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?

Qua phim ảnh, chúng ta thường thấy đàn ông dưới triều nhà Thanh không để một sợi tóc nào từ trán lên tới đỉnh đẩu, nhưng đằng sau lại có bím tóc bện...

Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa?

Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất...