Làm thế nào tẩy được vết dầu, vết mực, vết nhọ đen trên quần áo?

Nhiều khi do không cẩn thận, quần áo có thể bị hoen ố do các vết dầu, vết mực, vết ố đen.

Liệu có cách nào tẩy sạch được chúng trên quần áo không? Xăng có thể gột rửa các vết dầu cũng dễ dàng như nước có thể gột sạch muối ăn trên vải. Nếu khi ăn cơm, bạn vô ý để giọt canh rơi vào quần áo, khi sửa chữa xe đạp để vết dầu xe dính vào quần áo, bạn chớ có lo, bạn có thể dùng xăng gột sạch nhẹ nhàng vết mỡ, vết dầu trên quần áo.

Nhiều hợp chất hữu cơ như tetraclorua cacbon, este etylat etyl cũng có thể gột sạch vết dầu mỡ. Chỉ có điều các hợp chất này khó kiếm hơn xăng. Vết mực đen, vết nhọ đen là do mồ hóng tạo ra. Về mặt hoá học, mồ hóng chính là bột mịn cacbon. Theo các tài liệu, sách hoá học, không có bất cứ chất gì có thể trừ bỏ được vết nhọ đen, mực đen. Nên muốn dùng một chất nào đó có thể gột sạch được vết mực đen, vết nhọ nồi là không thể được.

Tuy nhiên cũng có thể tìm một biện pháp: Khi có vết nhọ đen dính vào quần áo, bạn đem quần áo ngâm vào nước, dùng cơm xát vào, nhờ đó có thể tẩy đi vết đen. Thế nhưng nếu vết đen bám vào đã lâu thì việc tẩy sạch đi là không dễ.

Còn khi có vết mực xanh đen dính vào quần áo, thì việc tẩy sạch vết mực này thực hiện khá dễ dàng. Có thể dùng hoá chất để tẩy trắng đi. Thành phần chủ yếu của mực xanh đen là tanin - sắt (II), trong không khí, tanin - sắt (II) bị oxy hoá thành tanin - sắt (III). Hợp chất tanin - sắt (II) có thể hoà tan vào nước nhưng tanin - sắt (III) không hoà tan trong nước mà cho kết tủa màu đen. Vì vậy nếu quần áo của bạn bị dính vết mực xanh đen, nếu đem gột vào nước sạch ngay thì có thể gột sạch hoàn toàn. Nhưng nếu vết mực bị dính lâu ngày thì không dễ gột sạch được. Nếu bạn dùng chất khử để khử tanin - sắt (III) thành tanin - sắt (II) thì lại có thể gột sạch. Vì vậy nếu dùng axit oxalic để gột vết mực xanh đen thì có thể tẩy sạch được vết mực xanh đen. Axit oxalic là những tinh thể màu trắng, là một loại nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp, có mặt ở hầu hết các phòng thí nghiệm.

Trên các hành tinh khác trong vũ trụ có người không?

Hệ Ngân hà có trên 100 tỉ hằng tinh. Chúng đều là những quả cầu khí nóng bỏng, nhiệt độ bề mặt đạt đến 2000 - 30000°C, thậm chí còn cao hơn.

Vì sao phải đánh giá ảnh hưởng của môi trường?

Trong công tác bảo vệ môi trường, xử lí ô nhiễm chỉ là hành vi “cứu vớt”, sự bảo vệ đích thực phải là công tác dự phòng. Đánh giá ảnh hưởng môi trường...

Vì sao đồng thời với dùng dương lịch còn dùng nông lịch?

Lịch mà hiện nay ta đang sử dụng có hai loại. Một loại là lịch thông dụng quốc tế, cũng gọi là Dương lịch loại khác là nông lịch riêng của Trung Quốc,...

Tại sao nhiều loài hoa đẹp lại có độc?

Có nhiều loài hoa đẹp, được con người yêu thích, nhưng chúng lại có độc, như cây trúc đào có hoa màu hồng tươi tắn, quanh năm ra hoa, nhưng lá, rễ và...

Tại sao vỏ cây bạch dương lại có màu trắng?

Những ai đến khu rừng lớn ở Đông Bắc sẽ bị cuốn hút bởi những rừng cây bạch dương thẳng tắp: với thân cây màu trắng, thêm vào đó có vô số những chiếc...

Làm thế nào để phân biệt được rắn cái và rắn đực?

Vào mùa sinh đẻ của rắn, rất nhiều người có thể nhìn thấy rắn cái đang mang thai vào giai đoạn cuối, điều này đương nhiên không phải là chuyện khó, bởi vì cái bụng to tướng của rắn cái đã nói rõ tất cả.

Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió...

Vì sao có kim loại lại có khả năng ghi nhớ?

Người và động vật đều có khả năng ghi nhớ nhất định, liệu với các kim loại vô tri, vô giác lại có khả năng ghi nhớ không?

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực?

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?