Tại sao lại cần phải xây dựng giao lộ lập thể?

Đi đôi với mật độ dân số ngày càng cao, mâu thuẫn giữa lượng xe tăng lên mạnh mẽ và đường sá có hạn ở các thành phố ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là vào giờ cao điểm, ở rất nhiều điểm nút giao thông xuất hiện hiện tượng ô tô ùn lại kéo dài như rồng rắn, số lượng xe đạp, xe gắn máy chen chúc tầng tầng lớp lớp và cộng thêm dòng người đi bộ từ bốn phương tám hướng đổ về. Các điểm nút giao thông trở thành cái "yết hầu" làm ách tắc giao thông.

Theo tính toán của các cơ quan hữu quan, sự vận hành của xe cơ giới ở trung tâm thành phố tại các điểm nút chiếm mất 2/3 thời gian, đồng thời 1/2 sự cố giao thông cũng phát sinh ở đây. Ngoài ra, sự ô nhiễm khí thải thoát ra ở xe cơ giới liên tục và tập trung khi khởi động và dừng xe còn nghiêm trọng hơn nhiều so với khi chạy. Do đó, để nâng cao khả năng thông xe, giảm bớt số lần dừng lại của xe cơ giới ở các điểm nút và giảm ô nhiễm, vấn đề xây dựng hình thức giao thông mới đã trở thành cấp bách. Trong đó, xây dựng giao lộ lập thể là một biện pháp quan trọng để giải quyết tình hình ùn tắc giao thông.

Vậy thế nào là giao lộ lập thể?

Giao lộ lập thể còn gọi là giao lộ không gian, giao lộ nhiều tầng chỉ hai đường bộ, hoặc một đường bộ và một đường sắt, giao nhau ở trên các mặt phẳng nằm ngang khác nhau. Nó làm cho các luồng xe đối đầu nhau sẽ chạy trên các đường với độ cao khác nhau, khiến cho xe nào đi theo đường ấy không gây cản trở lẫn nhau. Giao lộ lập thể gồm ba bộ phận hợp thành là cầu vượt, đường dẫn và đường dốc. Cầu vượt là cầu bắc trên cao vượt qua đường ở mặt đất; đường dẫn là đường quá độ của cầu vượt xuống mặt đất; đường dốc là đoạn đường nối liền phía dưới đường dẫn với đường ở mặt đất.

Giao lộ lập thể có nhiều hình thức, tuỳ theo chức năng và kết cấu khác nhau, có thể chia thành giao lộ kiểu cách ly và giao lộ kiểu liên thông. Nhưng dù là loại nào, cũng đều khiến cho giao thông trên đường chuyển từ giao nhau trên mặt phẳng thành giao nhau trong không gian, bảo đảm tốc độ giao thông với hiệu quả cao và cũng nâng cao độ an toàn khi xe chạy. Xây dựng các giao lộ lập thể to đẹp, đã trở thành xu thế tất yếu của sự phát triển đường sá và cũng là một biểu trưng của công cuộc xây dựng hiện đại hoá.

Hiếu động ở trẻ có phải là chứng hành động lung tung không?

Có những trẻ em rất hiếu động, từ sáng đến tối ngoài thời gian ngủ ra thì hoạt động không ngừng. Do đó, nhiều bậc bố mẹ cảm thấy lo lắng, cho rằng con...

Tại sao không có đất cũng có thể trồng được rau?

Tục ngữ nói: “vạn vật thổ trung sinh” có nghĩa là mọi thứ trên thế giới đều nhờ vào đất đai, mới có thể sinh trưởng, cái ăn, cái mặc hàng ngày không...

Vì sao mì chính lại ngọt như vậy?

Mì chính là một chất điều vị thường dùng. Đặc điểm của mì chính là có vị ngon ngọt.

Vì sao nói tiếng ồn là một loại ô nhiễm?

Năm 1959, có 10 người Mỹ vì để nhận được một món tiền thưởng lớn đã tự nguyện nhận làm thí nghiệm chịu đựng tiếng ồn của máy bay siêu âm. Khi máy bay...

Vì sao không nên uống nước ngay sau khi ăn trái cây?

Sau mỗi bữa ăn, uống nước sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Nước khi đó sẽ có tác dụng cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, uống một ly nước ngay sau khi ăn trái cây có thể gây hại nhiều hơn là lợi.

Nói điện thoại càng to thì người nghe càng rõ có phải không?

Người hay gọi điện thoại có một thể nghiệm thế này, khi đối phương nghe không rõ thì ta thường là cao giọng lên để nói. Như vậy liệu đối phương có...

Vì sao lại có loại giấy đốt không cháy?

Người ta thường nói “dễ cháy như giấy" để chỉ tính dễ cháy của giấy. Khi gặp lửa, giấy sẽ bị cháy thiêu.

Vì sao phải đắp đảo nhân tạo trên biển?

Trong biển có nhiều đảo, chúng đều là đảo tự nhiên. Ngày nay nhiều nước trên thế giới lấp biển xây dựng đảo nhân tạo.

Tại sao cùng một loài cây ở nơi khô hạn thì bắt rễ sâu, còn ở nơi ẩm ướt thì bắt rễ nông?

Con người không uống nước sẽ cảm thấy khó chịu, cây cũng như vậy, trong quá trình sinh trưởng cần rất nhiều nước. Có người tính một cây ngô trong thời...