Vì sao các thiết bị vũ trụ chở người phải có thiết bị cấp cứu?

Ngày 27 tháng 9 năm 1983 trên sân bay vũ trụ Baiconua của Nga, khi con tàu vũ trụ "Liên minh T-10A" sắp cất cánh, bỗng động cơ tầng 1 của tên lửa đẩy bùng nổ. Trong nháy mắt cả tên lửa và đỉnh tháp cứu hộ bật ra, hai nhà du hành được an toàn bắn lên cao 1 km, từ trong cõi chết thoát ra, Đó chính là nhờ thiết bị cấp cứu.

Tàu vũ trụ mang người là một sự nghiệp có tính mạo hiểm rất cao. Từ lúc khởi phóng, bay trên quỹ đạo cho đến lúc trở về mặt đất, bất cứ lúc nào cũng đều có thể phát sinh những nguy hiểm bất ngờ.

Từ năm 1961 khi con tàu đầu tiên mang nhà du hành đi vào vũ trụ, Liên Xô và Mỹ đã có 14 nhà du hành vũ trụ không may gặp nạn. Do đó người thiết kế phải chế tạo thiết bị cứu hộ hoàn chỉnh, xem nhiệm vụ cứu sống sinh mạng của nhà du hành vũ trụ là việc rất trọng đại. Những thiết bị này bao gồm ghế được bắn lên, tháp cứu hộ và khoang ngồi có thể tách ra khỏi con tàu. Trường hợp xảy ra ở sân bay vũ trụ Baiconua nói đến trên đây chính là đã sử dụng đến thiết bị thoát nạn trong tháp cứu hộ.

Các con tàu vũ trụ mang người trong giai đoạn bay trên quỹ đạo nói chung thường dùng ghế bắn phụt ra hoặc tháp cứu sinh; trong giai đoạn trở về Trái Đất nói chung dùng ghế bắn ra hoặc toa tách khỏi con tàu. Trên quỹ đạo thì con tàu mang người tìm cách áp sát vào các con tàu vũ trụ khác khi gặp sự cố và nối với nhau, cuối cùng nhà vũ trụ được cứu ra khỏi, hoặc là nhà vũ trụ chuyển sang khoang tàu tách khỏi con tàu để bay đến một thiết bị vũ trụ chở người khác.

Sau khi có thiết bị cấp cứu thì sự an toàn của nhà du hành vũ trụ được bảo đảm rất nhiều. Nghe nói hiện nay độ an toàn của các du hành vũ trụ đã nâng cao đến trên 95%.

Vì sao thành phố phải ra sức phát triển xanh hóa?

Thành phố dân số tập trung, kiến trúc dày đặc, xe cộ như nước cộng thêm có nhiều nhà máy nên ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn khá nghiêm trọng. Cây...

Mặt người trên sao Hoả: Vì sao mắt ta nhìn gà hoá cuốc?

Khả năng thu nhận các tín hiệu thị giác và lấp đẩy chúng vào những khoảng trống đã cho phép loài người xử lý thông tin nhanh chóng. Song điều này đôi...

Giấy gạo nếp có phải chế tạo từ gạo nếp không?

Có nhiều loại keo, bánh ở lớp vỏ ngoài được bọc một loại giấy mờ đó là giấy gạo nếp. Giấy gạo nếp khô ngăn không cho kẹo, bánh tiếp xúc trực tiếp với...

Vì sao không thể dùng khăn ướt lau các dụng cụ điện?

Trong các bản hướng dẫn sử dụng thiết bi điện gia dụng, nhà sản xuất đều cảnh báo người sử dụng không được dùng khăn ướt để lau, hoặc không được dùng tay ướt chạm vào công tắc điện. Vì sao lại thế?

Vì sao việc đấm lưng có thể giải trừ mệt mỏi?

Trung y truyền thống cho rằng, cuộc sống của con người có quan hệ chặt chẽ với khí huyết. Khí là chất cơ bản để thúc đẩy hoạt động sinh lý của các tổ...

Tại sao thiết bị âm hưởng lại có thể tự động tìm và phát chương trình âm nhạc?

Cùng với sự nâng cao của mức sống văn hóa của mọi người, thiết bị âm hưởng (hi-fi set) cũng lặng lẽ bước vào hàng vạn gia đình. Thiết bị âm hưởng thao...

Vì sao cần "tồn trữ" hyđro vào kim loại?

Ngày nay loài người chủ yếu sử dụng dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên là các nhiên liệu hoá thạch làm nhiên liệu. Chúng đều là những nhiên liệu không...

Sao chổi Halley được phát hiện như thế nào?

Sao chổi có thể được xem là một loại thiên thể được con người chú ý nhất trên bầu trời ban đêm. Trên bầu trời đầy sao và tĩnh lặng, sao chổi giống như...

Tại sao cầu Triệu Châu qua hơn một nghìn năm mà vẫn rất vững chắc?

Cầu Triệu Châu nằm ở vùng Triệu Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, xây từ năm 591-599, vào khoảng thời gian trị vì của vua Khai Hoàng đời Tuỳ, cách đây đã...