Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?

Thích làm cho mình đẹp thêm, đó là bản tính của con người. Phụ nữ thì lại càng như thế. Nhưng ở những nước khác nhau thì cách phụ nữ đuổi theo cái đẹp cũng không giống nhau. Chẳng hạn như ở Ấn Độ phụ nữ thích tô một điểm màu đỏ to bằng ngón tay ở giữa trán. Người Ấn Độ cho rằng ở giữa hai hàng mi mà điểm một vết như thế thì việc đó tượng trưng cho một niềm vui, cũng là một sự may mắn. Vì thế họ gọi những vết như thế là "nốt ruồi may mắn”.

Vết tô giữa hai con mắt còn cho thấy rõ thân phận của người phụ nữ Ấn Độ. Ở Ấn Độ chỉ có những người phụ nữ đã có chồng mới được điểm nốt ruồi may mắn. Vào đúng ngày lễ thành hôn, chú rể tự tay dùng chu sa điểm nốt ruồi may mắn lên trán cô dâu để biểu thị cô gái đã làm lễ thành hôn.

Nếu như sau khi kết hôn rồi mà người phụ nữ nào còn chưa điểm nốt ruồi may mắn này thì họ sẽ bị các bậc cha chú và họ hàng thân thuộc chỉ trích, cho rằng họ cố ý lừa dối chồng mình; thậm chí những người khác còn có thể hoài nghi không biết chồng của những người đàn bà này có còn sống hay không?

Tất nhiên những người vợ chưa cưới và đàn bà góa chồng thì không được điểm nốt ruồi may mắn.

Tuy nhiên theo đà phát triển và sự tiến bộ của xã hội thì phạm vi của những phụ nữ điểm nốt ruồi may mắn cũng đã mở rộng. Một số trẻ nhỏ và cô gái chưa chồng cũng điểm nốt ruồi may mắn.

Hơn nữa người ta lại còn đòi hỏi hình trạng và màu sắc của nốt ruồi may mắn phải phù hợp với khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang. Như thế có thể nói rằng những khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang khác nhau đòi hỏi phải có những nốt ruồi may mắn khác nhau và loại nốt ruồi may mắn này có tác dụng trang sức.

Lại còn có một số người làm bố làm mẹ ở Ấn Độ điểm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai hàng mi. Điều này có nguyên nhân là gì vậy? Vốn là những người bố người mẹ này lo rằng nếu như con cái họ khỏe mạnh và thông minh thì sẽ dễ dàng bị ma quỷ để ý và có khả năng gặp những điều bất hạnh, thậm chí có thể chết yểu. Nếu như điểm thêm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai con mắt thì sẽ làm cho chúng nó bớt vẻ đáng yêu và như thế cũng giúp cho chúng đỡ gặp phải những điều bất hạnh. Rõ ràng là các trường hợp điểm nốt ruồi này nhằm mục đích tránh và tiêu trừ tai họa.

HÀN QUAN TRỊ

Vì sao nói thành phố sinh thái là khu vực sinh sống lí tưởng của loài người?

Khu ăn ở lí tưởng của dân cư thành phố trong tương lai là thành phố sinh thái, tức con người và thiên nhiên chung sống hài hoà, vừa là vườn hoa, vừa...

Vì sao khi ăn rau cần phải rửa sạch, ăn hoa quả phải gọt vỏ?

Rau, hoa quả, dầu thực vật chúng ta mua ở chợ về hầu như đều chứa thuốc bảo vệ thực vật, mặc dù có những loại thuốc trong quá trình canh tác không hề...

Khi nào thì ếch thích kêu nhất?

Từ góc độ tiến hoá mà nói, ếch là động vật đầu tiên dùng thanh đới phát ra tiếng kêu. Cũng giống như ở người, thanh đới của ếch cũng nằm trong xoang hầu, khi không khí đột ngột chạy vào làm chấn động thanh đới và gây ra âm thanh.

Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?

Hàng ngày, chúng ta ăn các loại thực vật, chúng có mùi vị khác nhau. Đó là vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hóa học khác nhau.

Tại sao chân ngựa phải đóng móng sắt?

Ngựa ngày nay, ở đầu ngón chân của tứ chi chỉ có một ngón, nếu ví với bàn tay người thì nó tương đương với ngón giữa, những ngón chân khác đã bị thoái hoá cùng với sự diễn tiến của thời gian.

Mặt trời là thiên thể thế nào?

Từ Trái Đất hàng ngày ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông, lặn ở phía tây. Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất đưa lại cho ta ánh nắng và nguồn nhiệt.

Thế nào là máy rút tiền tự động?

Sau cải cách đổi mới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tiền tệ Trung Quốc, phòng kinh doanh của nhiều ngân hàng, thậm chí bên đường phố cũng đã...

Có phải sư tử đực lười, sư tử cái chăm?

Sư tử là loài động vật thích sống quần cư. Một bầy sư tử giống như một gia đình lớn và do một con sư tử đực khoẻ mạnh làm đầu đàn. Điều kì lạ là con đầu đàn trong bầy sư tử nhìn trông rất lười nhác.

Tại sao la không đẻ được la con?

"Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu", đó là quy luật di truyền của giới thực vật.