Vì sao không nên uống nhiêu thuốc bổ?

Trung Quốc có câu "Thuốc bổ không bằng thức ăn bổ"; nghĩa là người bình thường nên dựa vào thức ăn để bổ sung dinh dưỡng là chính, không nên dựa vào thuốc để tăng thêm sức khỏe. Một số người cho rằng uống nhiều thuốc bổ là tốt nên uống nhiều nhân sâm, a giao, lộc nhung... Kết quả là ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nếu nói về nhân sâm, vốn được coi là "vua của các loại thuốc" thì hồng sâm thiên về nhiệt, sinh sâm thiên về lạnh, bạch sâm thiên về ôn. Người hỏa khí mạnh không nên uống hồng sâm, nếu uống sẽ gây đau đầu, miệng khô, cổ họng và mũi xuất huyết. Người hỏa khí yếu không được uống sinh sâm, nếu uống sẽ sợ rét, choáng đầu, hoa mắt, tiêu chảy. Việc uống nhiều bạch sâm sẽ gây ra hưng phấn, kích động, mất ngủ và huyết áp tăng cao.

A giao là một loại keo da được nấu từ da con lừa đen, có tác dụng tư bổ đối với phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều. Nhưng người khỏe dùng loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến công năng tiêu hóa, thậm chí gây hiện tượng đau bụng, đi ngoài.

Lộc nhung là loại thuốc bổ thích hợp với người già sợ lạnh và phụ nữ cơ thể yếu. Người khỏe mạnh dùng nó sẽ cảm thấy không thoải mái, thậm chí sinh các hiện tượng căng đầu, khô miệng, mũi xuất huyết.

Ngoài ra, đối với nhiều thuốc bổ được chưng cất, tinh chế (như nhân sâm, sữa ong chúa, bột trùng thảo)..., không phải người nào cũng uống được.

Một người khỏe bình thường không cần uống thuốc bổ, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, những người có công năng sinh lý tốt, sự hấp thu, đào thải đều mạnh mẽ, các khí quan trong cơ thể đang phát triển. Việc loạn ăn, loạn uống có thể sản sinh tác dụng phụ. Đã có một số trẻ em vì uống thuốc bổ có những thành phần kích thích mà dẫn đến dậy thì sớm. Những người cần uống thuốc bổ cũng không được uống lung tung mà phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khỏe để chọn loại thuốc bổ thích hợp, lượng uống vừa phải.

Điện thoại phải làm sao để bảo mật thông tin?

Trong cuộc sống hằng ngày, điện thoại là phương tiện không thể thiếu để mọi người liên hệ với nhau. Nội dung không quan trọng trong điện thoại, dù bị...

Trong lòng Trái Đất như thế nào?

Ngày nay con người đã có thể lên Mặt Trăng để thăm dò, khám phá, nhưng trong lòng Trái Đất ra sao thì hiểu biết còn rất ít. Lấy những giếng khoan dầu...

Vì sao phải phát triển ngọt hóa nước biển?

Chúng ta đều biết hơn một nửa đất đai của ả rập Xêut đều bị sa mạc bao phủ. Song từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay, nền nông nghiệp của quốc gia...

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Vì sao người ta gọi polytetrafloetylen là "vua chất dẻo"?

Polytetrafloetylen là "kẻ sinh sau" trong thế giới các chất dẻo. Hợp chất này được chính thức sản xuất chỉ mới khoảng 30 năm trước đây.

Hành trình của sao Băng

Ban đêm, trên bẩu trời thỉnh thoảng lại loé sáng tiếp đó một vật sáng trắng hình thành cánh cung rạch ngang bẩu trời và biến đi rất nhanh. Những người...

Thế nào là "kiến trúc hộp"?

Từ lâu, các kiến trúc sư luôn hy vọng việc xây dựng cũng giống như chế tạo các sản phẩm khác, trực tiếp sản xuất với số lượng lớn ở trong nhà máy, vừa...

Vì sao gương chiếu hậu của ô tô lại là gương mặt lồi?

Khi đi ô tô bạn có để ý thấy tất cả các loại gương của ôtô như ôtô buýt, ôtô du lịch... vẫn thường dùng sử dụng là gương mặt cầu lồi Bạn có biết tại sao lại như vậy không?

Vì sao gió ở trên cao thổi mạnh hơn ở dưới thấp?

Chúng ta thường đứng trên lẩu cao hoặc trên tháp cao sẽ cảm thấy gió mạnh hơn trên mặt đất, có thể thấy rằng tốc độ gió mạnh theo độ cao. Lấy thành...