Ngày trên Trái đất được tính như thế nào?

Qua 12 giờ đêm, Bắc Kinh lại bắt đầu một ngày mới. Nhưng những vùng ở phía tây Bắc Kinh, như London nước Anh lại là 4 giờ chiều của ngày hôm trước; còn những vùng phía đông Bắc Kinh, như Nhật Bản đã là sáng sớm. Đó là vì Trái Đất là quả cầu tự quay, phía đông Mặt Trời mọc, phía tây Mặt Trời lặn, khiến cho giữa đêm, sáng sớm và chính trưa cứ lặp đi, lặp lại. Mỗi địa phương có giờ của địa phương đó. Vậy "ngày hôm nay" trên Trái Đất được bắt đầu từ đâu? "Ngày hôm qua" lại kết thúc từ khi nào?

Chỗ để phân biệt "ngày hôm nay" với "ngày hôm qua" là có thật, nó là đường đổi ngày quốc tế. Trên bản đồ thế giới bạn có thể tìm được đường này, nhưng trên mặt đất thì không có đường này, nó là một đường giả tưởng do các nhà thiên văn quy định. Đường này bắt đầu từ cực Bắc đi qua eo biển Bạch Linh (Bering) sau đó xuyên qua Thái bình dương mãi đến cực Nam. Đường thay đổi ngày quốc tế này gần dọc theo kinh tuyến 180o trên quả địa cầu, nó không hoàn toàn thẳng mà có một ít gấp khúc để tránh các đảo, giúp cho những người sống trên một số đảo của biển Thái bình dương không gặp phiền phức. Trên Trái Đất bắt đầu tính năm, tháng, ngày đều bắt đầu từ đường ranh giới này. Nó là điểm xuất phát một ngày mới của Trái Đất, đồng thời cũng là điểm kết thúc cuối cùng. Ngày mới sau khí "ra đời" ở đây thì bắt đầu "du hành" theo Trái Đất, nó cùng với Trái Đất quay một vòng về phía tây rồi lại trở về chỗ ban đầu. Khi vượt qua đường ranh giới đó là bắt đầu một ngày mới.

Những người dân sống trên bán đảo Shukơxi và Khansara là những người đón ngày mới và năm mới sớm nhất trên thế giới, bởi vì họ sống sát đường ranh giới thay đổi ngày. Alatska trên biển Thái bình dương ở phía đông đường ranh giới này, nên dân cư ở đó đều ăn năm mới chậm một ngày.

Để không đến nỗi khiến những người đi biển bị nhầm lẫn về ngày tháng, khi tàu vượt qua đường đổi ngày quốc tế này phải tuân theo một quy tắc đặc biệt: nếu tàu từ phía tây vượt qua phía đông đường ranh giới thì phải giảm đi một ngày; nếu tàu từ phía đông vượt qua đường ranh giới sang phía tây thì ngược lại tăng thêm một ngày. Như vậy lúc vượt qua đường đổi ngày quốc tế này người ta không đến nỗi nhầm lẫn về ngày tháng.

Các hành tinh quay quanh Mặt trời như thế nào?

Nhà thiên văn học người Ba Lan Copecnic trong tác phẩm nổi tiếng bất hủ của mình là “Luận vận hành thiên thể” đã giải quyết một cách chính xác vấn đề...

Vì sao mây có màu sắc khác nhau?

Chắc bạn đã nhìn thấy mây có nhiều màu sắc. Có đám trắng mịn như bông, có đám đen xịt, có đám xám nhờ nhờ, có đám màu hồng hoặc màu tím, v.

Vì sao diễn viên xiếc có thể đỡ được chiếc vò từ trên rơi xuống?

Mọi người đều biết rằng, một hòn đá nhỏ từ trên cao rơi xuống có thể đập rách đầu. Thế thì vì sao một diễn viên xiếc có thể lấy đầu đỡ được chiếc vò từ trên cao rơi xuống mà không bị hề hấn gì cả nhỉ? 

Các con đường ở thành phố được phân cách như thế nào?

Trên một số con đường lớn, bạn có thể thấy một vạch lớn màu trắng hoặc màu vàng phân cách luồng xe đi lại, ở ngã ba, ngã tư, có đường kẻ sọc dành cho...

Gió thổi như thế nào?

Cờ bay trong gió, thuyền buồm chạy băng băng, mặt nước dập dềnh, sóng vỗ ẩm ẩm,..

Vì sao thiết bị mang người vào vũ trụ phải có hệ thống bảo hiểm?

Thiết bị vũ trụ mang người có nhiều điểm giống với vệ tinh nhân tạo, nhưng có một việc khác biệt rất lớn đó là trên thiết bị này còn có hệ thống bảo...

Trong tương lai chúng ta dùng vật liệu gì để làm nhà?

Trong tương lai chúng ta sẽ dùng vật liệu gì để làm nhà? Ngày càng nhiều các vật liệu và kỹ thuật mới được khai phá. Một loại kỹ thuật gia công mới có...

Vì sao cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng?

Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú...

Vì sao khi nhảy phải nhún chân?

Nếu có người hỏi bạn: Không nhún chân có thể nhảy lên được không? Có lẽ bạn không trả lời ngay được...