Vì sao lại xuất hiện mưa sao băng của chòm sao Sư tử?

Bạn đã nhìn thấy mưa sao băng chưa?

Tối ngày 17 tháng 11 năm 1833 mưa sao băng của chòm Sư tử xảy ra với cảnh tượng vô cùng đẹp: sao băng giống như một cơn mưa kéo dài từ chòm sao Sư tử bắn ra các phía suốt mấy giờ, lúc nhiều nhất có thể xuất hiện hơn 10 vạn ngôi sao băng. Có người ước tính tối hôm đó số sao băng xuất hiện tối thiểu từ 20 - 30 vạn ngôi.

Trong lịch sử, tính từ lần mưa sao băng thứ nhất của chòm sao Sư tử xuất hiện đến nay có tất cả 15 lần. Các năm xuất hiện là: năm 902, 931, 934, 1002, 1101, 1202, 1366, 1533, 1602, 1698, 1766, 1799, 1833, 1866 và 1966. Từ các thống kê trên có thể tính ra chu kỳ mưa sao băng của chòm sao Sư tử mạnh nhất là 33 - 35 năm. Đương nhiên trong đó cũng có những trường hợp không tuân theo quy luật này.

Vậy vì sao chu kỳ mưa sao băng mạnh nhất lại là 33 - 35 năm?

Điều đó có liên quan với sự xuất hiện sao chổi "18661" và mưa sao băng của chòm sao Sư tử năm 1866. Ngôi sao chổi được mệnh danh là Thanfer - Theutar có chu kỳ bình quân là 32,9 năm. Trong quá trình nó bay quanh Mặt Trời, ngoài các chất tàn dư phân bố khắp nơi trên quỹ đạo hình thành sao băng của chòm sao Sư tử ra đặc biệt tập trung trong một đoạn tương đối hẹp trên quỹ đạo chuyển động của nó. Trái Đất cứ trung tuần tháng 11, tháng 5 lại xuyên qua quỹ đạo giữa sao chổi 18661 và chòm sao Sư tử một lần, nhưng vì chu kỳ quay của sao chổi 18661 khoảng 33 năm cho nên Trái Đất không phải mỗi lần đều gặp được khu vực mật độ sao băng tập trung mà khoảng 33 năm mới gặp được một lần. Tức là nói trước hoặc sau ngày 17 tháng 11 hàng năm thì mưa sao băng chòm Sư tử có rất ít sao băng, mà khoảng 33 năm mới có một lần gặp sao băng nhiều.

Theo tính toán năm 2029 thì sao chổi sẽ đến gần sao Mộc, có khả năng lực hút của sao Mộc rất lớn sẽ làm cho quỹ đạo của nó lệch đi so với ban đầu. Như vậy thì những trận mưa sao băng của chòm sao Sư tử sau này sẽ mất đi.

Tại sao một số vi sinh vật có thể giữ ni tơ?

Trong không khí có chứa một lượng lớn chất nitơ, đáng tiếc khí nitơ này ở trạng thái trơ, thực vật không thể trực tiếp sử dụng nó. Chỉ nhờ tác dụng...

Tại sao nhân sâm lại có tác dụng tẩm bổ?

Ở Trung Quốc, dùng nhân sâm chữa bệnh đã có lịch sử mấy nghìn năm, do hiệu quả chữa bệnh của nhân sâm rõ rệt, đào tìm cực kì khó khăn, cho nên nhân...

Tại sao có những cây ăn được sâu bọ?

Chúng ta biết rằng động vật thường lấy thực vật hay các động vật khác để làm thức ăn cho chúng. Thế nhưng có những thực vật cũng có thể lấy những động...

Loài vật có thể nhịn ăn bao lâu?

Trong những trường hợp đặc biệt loài vật không thể tìm được thức ăn cho chúng. Vậy chúng sẽ nhịn đói được bao lâu?

Vì sao bình minh và hoàng hôn, Mặt trời trông to hơn?

Mặt trăng quay quanh quỹ đạo của Trái đất, Trái đất quay quanh Mặt trời. Khoảng cách giữa Trái đất và hai thiên thể này từ sáng đến tối hẩu như không...

Sao chổi Halley được phát hiện như thế nào?

Sao chổi có thể được xem là một loại thiên thể được con người chú ý nhất trên bầu trời ban đêm. Trên bầu trời đầy sao và tĩnh lặng, sao chổi giống như...

Vì sao việc thường xuyên thở bằng miệng không tốt cho sức khỏe?

Hằng ngày, ta thở liên tục để hít khí ôxy và bài tiết khí CO2. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường gọi là thở.

Vì sao đồng hồ đo tốc độ của ô tô có thể báo tốc độ cho người điều khiển?

Trên các bảng báo trong buồng lái của xe Ô tô, có một đồng hồ dùng để thông báo tốc độ xe đang vận hành cho lái xe biết. Vậy nguyên lý làm việc của nó là thế nào?

Có bao nhiêu loại sơn?

Sơn là loại vật liệu vừa để bảo vệ vừa trang trí. Các vật liệu truyền thống nói chung đều là những chất ở thể lỏng đặc quánh, sau khi sơn, để khô, sẽ...