Nhiệt độ trên Trái Đất vì sao lại nóng lên?

Sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất có liên quan đến cuộc sống của con người. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu và đo đạc nhiệt độ phát hiện thấy: hơn 100 năm nay, nhiệt độ bình quân trên Trái Đất tăng cao lên 0,5oC – 0,6oC và làm cho xu thế nhiệt độ tăng cao trở nên mạnh mẽ. Phát hiện này đã gây nên sự quan tâm rộng rãi của loài người.

Năm 1989 Cục Quy hoạch Môi trường của Liên hợp quốc đã lấy chủ đề “Cảnh giác ! Trái Đất đang nóng lên ” làm “Ngày môi trường thế giới”.

Khí hậu toàn cầu vì sao lại nóng lên? Nguyên nhân sự biến đổi này rất phức tạp, nhưng có thể phân thành hai yếu tố, đó là yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo. Yếu tố tự nhiên có: hoạt động của Mặt Trời, bao gồm bão từ của Mặt Trời, quầng Mặt Trời và các vết đen; hoạt động của quả đất bao gồm sự hình thành, sự biến mất và sự di chuyển của băng hà, sự biến đổi của các dòng hải lưu lạnh và hải lưu nóng, hoạt động của núi lửa; nguyên nhân vũ trụ có sự biến đổi mang tính chu kỳ của độ nghiêng hoàng đạo, sự biến đổi tốc độ tự quay của Trái Đất, v.v..

Yếu tố nhân tạo là chỉ những hoạt động không hợp lý của loài người gây nên. Ví dụ, cùng với sự phát triển của công nghiệp, các nhà máy đã đốt cháy một lượng lớn than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên khiến cho hàm lượng khí CO2 trong không khí tăng lên mạnh mẽ; con người chặt phá rừng, chăn thả quá mức các súc vật trên thảo nguyên, khiến cho rừng xanh, các bãi cỏ hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí oxi bị giảm thấp, làm cho hàm lượng khí CO2 tăng lên nhanh. Khí CO2 là màn chắn ngăn cản nhiệt lượng trên mặt đất khuếch tán ra bên ngoài bầu khí quyển. Nếu hàm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng lên sẽ sản sinh hiệu ứng nhà kính. Kết quả ánh nắng Mặt Trời có thể chiếu lên Trái Đất, còn nhiệt lượng trên Trái Đất thì rất khó khuếch tán vào vũ trụ, làm cho khí hậu trên Trái Đất ấm lên.

Từ khoá: Hiệu ứng nhà kính; Khí CO2.

Tại sao lợn thích dũi vách và ăn đất sét

Lợn được người nuôi, chẳng có việc gì ngoài ăn rồi ngủ. Nhưng thỉnh thoảng nó lại không chịu như vậy, mà luôn dũi vách, gặm tường.

Tại sao đeo dù giúp chúng ta hạ cánh an toàn?

Với các máy bay chiến đấu, khi bị trúng đạn, phi công bắt buộc phải tìm cách thoát khỏi máy bay. Nếu rơi từ độ cao hàng ngàn mét xuống đất, con người không tránh khỏi cái chết...

Vì sao trước tiên nhìn thấy chớp, sau đó mới nghe tiếng sấm?

Về mùa hè thường có chớp và sấm (sét). Khi điện trường giữa các điện tích dương và các điện tích âm trong đám mây mưa chênh nhau đến mức độ nhất định...

Tại sao có một số cây lại rỗng thân?

Nếu bạn cắt ngang thân cây ra quan sát mặt cắt đó, thì thấy thông thường cấu tạo của thân cây như sau: lớp ngoài cùng là lớp biểu bì, trên lớp biểu bì...

Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa?

Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất...

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu...

Vì sao trong sa mạc có ốc đảo?

Giữa sa mạc mông mênh cát trắng, không một giọt nước, thỉnh thoảng lại xuất hiện những ốc đảo xanh tươi với nhiều động thực vật đa dạng. Tại sao ở đây...

Vì sao mặt trăng đi theo chúng ta?

Những đêm trăng sáng, nếu vừa đi bộ vừa chú ý nhìn trăng, bạn sẽ thấy như chị Hằng đang đi theo bạn. Không riêng gì mặt trăng, nếu để mắt quan sát các...

Khi cây cải dầu ra hoa thả ong ra có tác dụng gì?

Đông đi xuân đến, cây cải dầu trải qua cái khắc nghiệt của mùa đông giá lạnh, đã nở nhũng bông hoa vàng, dự báo một vụ thu hoạch sắp tới. Tuy nhiên có...