Vì sao phải chế tạo và phóng vệ tinh nhỏ?

Ngày nay trên bầu trời ngày càng xuất hiện nhiều vệ tinh nhỏ, trở thành một tuyến vệ tinh mới. Vệ tinh nhỏ là chỉ những vệ tinh có khối lượng dưới 500 kg mà công năng tương đương với loại vệ tinh lớn.

Vi điện tử, máy móc tinh vi chính xác, vật liệu mới và công nghệ mới, phát triển kỹ thuật cao đều có thể dùng những vệ tinh có thể tích nhỏ, khối lượng giảm rất nhiều mà tính năng vẫn bảo đảm ở mức độ cao. Như nước Mỹ có loại vệ tinh trinh sát gọi là "kính quan trắc", khối lượng chỉ 200 - 300 kg, độ cao quỹ đạo là 700 km có độ phân biệt các mục tiêu dưới mặt đất đạt đến 1 m, độ rộng diện tích phim chụp là 15 km, tuổi thọ 5 năm, công năng tương đương với vệ tinh trinh sát loại lớn trước đây.

Vệ tinh nhỏ hiện đại có rất nhiều ưu điểm: trước hết là chu kỳ nghiên cứu và chế tạo ngắn, nói chung không quá hai năm, còn vệ tinh lớn thông thường mất 7 - 8 năm, thứ hai là phương thức phóng vệ tinh nhỏ rất linh hoạt, vừa có thể phóng bằng tên lửa có sức chở nhỏ, cũng có thể dùng máy bay phóng vệ tinh hoặc dùng một tên lửa phóng nhiều vệ tinh nhỏ. Cuối cùng là giá thành rẻ, vệ tinh nhỏ có thể sản xuất trên dây chuyền tự động nên giá một vệ tinh giảm thấp rất nhiều, chi phí phóng vệ tinh cũng rất thấp.

Vệ tinh nhỏ khi phải ứng phó với các sự kiện quân sự đột xuất có giá trị rất cao. Ví dụ năm 1982 khi xảy ra chiến tranh vùng biển giữa Anh và Achentina, Liên Xô và Mỹ đều phóng lên nhiều vệ tinh nhỏ để nhanh chóng thu thập tin tức chiến trường.

Ngoài ứng dụng vào quân sự, vệ tinh nhỏ trong lĩnh vực dân dụng cũng có tiền đồ ứng dụng rộng rãi. Cách đây không lâu người ta đã xây dựng thành công mạng lưới vệ tinh thông tin "Vệ tinh Ir", đó là hệ thống vệ tinh thông tin di động cá nhân đầu tiên trên Trái Đất, tương đương với đưa hệ thống điện thoại di động tổ ong trên Trái Đất lên bầu trời. Nó gồm 66 vệ tinh nhỏ tổ hợp thành. Từ nay về sau loại vệ tinh này sẽ còn được phóng lên như măng mọc sau mưa mùa xuân.

Các loại cảm giác của người máy từ đâu mà có?

Con người dựa vào cơ quan cảm giác để cảm nhận sự vật xung quanh. Con người có thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác, có thể cảm nhận...

Khủng long có thể sống lại hay không?

Các nhà khoa học cho rằng, điều này không phải là không có thể, mà hi vọng lại là xuất phát từ hổ phách quý giá.

"Sinh quyển số 2" là gì?

Bộ phận có sự sống tồn tại trên Trái Đất gọi là vònh sinh vật, nó bao gồm các cơ thể hữu cơ có sự sống và môi trường tồn tại của chúng. Các sinh vật...

Nước làm cân bình nhiệt

Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của Mặt trời xuống tận dưới đáy sâu.

Vì sao Trái đất tự quay lúc nhanh, lúc chậm?

Từ lâu mọi người luôn nghĩ rằng: Trái Đất quay đều quanh trục của mình, đại thể một vòng mất 23 h 56'. Trên thực tế không phải Trái Đất luôn tự quay...

Vì sao các kết cấu tam giác lại có tính ổn định cao?

Khi bạn ngồi lên ghế đẩu hoặc ghế tựa, nếu gặp phải chiếc ghế bị xộc xệch, tự nhiên là bạn sẽ tìm ít thanh gỗ để gia cố lại, thế nhưng ta cần đóng...

Loài Khủng Long có thật hay không?

Những con Khủng long sống trên Trái đất cách đây tới hai trăm triệu năm và đã biến mất khỏi Trái đất của chúng ta khoảng chừng sáu mươi lăm triệu năm.

Tại đường ray tàu hỏa lại làm bằng thép?

Tàu hoả ban đầu là loại tàu bánh gỗ chạy trên đường ray bằng gỗ, lực cản lăn rất lớn...

Truyền thông sợi quang là gì vậy?

Mọi người đều biết là sóng vô tuyến điện có thể truyền tải thông tin. Vậy sóng quang (ánh sáng, một loại sóng điện từ có bước sóng từ 0,77 đến 0,39...