Like
Share
Copy link
Mỗi người chúng ta đều từng chiêm bao và đều có kinh nghiệm sau: sáng mai tỉnh dậy có lúc nhớ rõ những chi tiết trong chiêm bao, nhưng có lúc không nhớ được gì. Tại sao?
Nguyên là trong 1-2 giờ đầu, ta ngủ sâu nhất, sau đó dần dần nông hơn. Trong khi ngủ lơ mơ, sự ức chế của vỏ đại não sẽ rất cạn, lúc đó những cảnh mộng phát sinh ra rất giống với cuộc sống thường ngày, tính nhất quán của giấc mộng có lúc khá mạnh; sau khi tỉnh dậy, những hình ảnh lưu lại trong đầu còn rất rõ, cho nên nhớ được rõ ràng. Còn lúc vừa vào giấc ngủ hoặc khi đã ngủ sâu thì các mộng cảnh, hình tượng phát sinh mờ nhạt chắp vá, thời gian ức chế của vỏ đại não còn dài cho nên sáng mai lúc tỉnh dậy thường không nhớ rõ.
Ngoài ra, những việc chúng ta thường gặp hoặc tiếp xúc gây ấn tượng mạnh thì hồi ức trong mộng ngược lại rất yếu ớt và mơ hồ. Còn đối với một số việc trong quá khứ xa xôi, chỉ cần thấy một lần, lại là việc không đáng chú ý lắm nhưng khi ngủ vì cảm giác kích thích yếu được mở rộng nên cảnh tượng đó xuất hiện trước mặt ta rất rõ ràng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho ta nhớ rõ hoặc không nhớ rõ cảnh chiêm bao.
Vì sao chất hút ẩm lại có thể thay đổi màu?
Tại sao đường cao tốc không có những đoạn thẳng dài và đường cua gấp?
Vì sao nói biển là kho dược liệu lớn?
Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?
Vì sao Hi Lạp cổ đại lại đạt được thành tựu toán học hết sức rực rỡ?
Tại sao bọ hung phải lăn vào bãi phân?
Vì sao Trùng khánh, Vũ Hán, Nam Kinh được gọi là “Ba lò lửa lớn”?
Phải chăng số 0 chỉ có nghĩa là không có?
Cua nhỏ có bao nhiêu biện pháp phòng thân?