Vì sao phải làm "đường cho cóc xanh" và "tường bảo vệ loài chim tapi"?

"Đường cóc xanh" ở Mewen miền đông nước Mĩ, đó là vùng nhiều hồ nước. Ở đó có nhiều loài cóc, to nhỏ, màu sắc khác nhau sinh sống. Hằng năm vào mùa hè, cóc xanh vượt qua sông ngòi, xuyên qua các cánh đồng tụ tập đến một địa điểm để sinh sôi nảy nở.

Về sau có một con đường cao tốc đi qua vùng này. Do đó cóc xanh đành phải vượt qua đường. Vì vậy ô tô cán chết rất nhiều cóc.

Vì cóc giảm ít nên số lượng côn trùng có hại tăng nhanh. Hưởng ứng lời kêu gọi của các chuyên gia bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương đã căn cứ vào ý muốn của mọi người, xây dựng một con đường hầm rộng dưới đường cao tốc để cho cóc xanh có thể an toàn đi qua đó. Con đường đặc biệt này đã cứu vãn loài cóc nên người ta gọi đó là "con đường cho cóc xanh".

Còn "Bức tường bảo vệ loài chim tapi" được xây dựng ở Đức. Chim tapi là một loài chim lớn ở Châu Âu. Chúng bay rất kém và thị lực cũng kém nốt. Con trưởng thành nặng 15 kg cho nên cất cánh và hạ cánh rất khó khăn. Năm mươi năm trước, chỉ có vùng Poslentengbao có 3000 con chim này, nhưng ngày nay chỉ còn sót lại 115 con, trong đó có 35 con sống ven theo đường sắt Berlin - Hannoway. Đường sắt này từ lâu đáng lẽ phải được xây dựng thành đường sắt cao tốc. Nhưng một khi nó được xây dựng sẽ làm thay đổi môi trường sống của 35 con chim tapi. Vậy nên làm thế nào? Chính quyền địa phương đã lấy ý kiến của mọi tầng lớp, và dành ra 70 triệu đồng mác để bảo vệ loài chim này. Không những thế, còn trì hoãn công trình đường sắt chậm 2 năm, đợi đến tháng 9 năm 1995, khi đàn chim non có thể bay được mới khởi công xây dựng đường sắt, đồng thời họ còn xây dựng một bức tường bảo vệ cao 3 m để loài chim đó không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do thi công gây ra. Năm 1997, tàu hoả bắt đầu chạy trên đường cao tốc, người ta hạn chế tốc độ tàu trong vòng 80 km/h, đồng thời nâng bức tường bảo vệ lên cao 7 m. Nhờ đó loài chim tapi đã được sống an toàn, sinh sản và phát triển mãi đến nay.

Từ khoá: Cóc xanh; Loài chim tapi.

Các toà nhà chọc trời phòng cháy như thế nào?

Các toà nhà chọc trời bị cháy gây nên những tổn thất và thương vong nặng nề, đã khiến cho mọi người quan tâm chú ý. Chính phủ các nước đã định ra pháp...

Vì sao dùng máy tính điện tử lại có thể chứng minh được định lí toán học?

Vào năm 1976 từ trường đại học Ilinoi ở nước Mỹ đã truyền đi một nguồn tin làm kinh động mọi người. Hai nhà toán học Abel và Hakan đã chứng minh được...

Vì sao thuỷ tinh "thép" đột nhiên bị vỡ?

Có loại cốc thủy tinh khi rơi trên nền đất cứng chỉ nghe có tiếng “coong, coong" mà không hề bị vỡ. Khi xem kỹ cái cốc, thấy cốc không hề có vết nứt...

Vì sao trước cơn mưa rào trời rất oi bức?

Buổi sáng, Mặt trời vừa mới mọc mà không khí đã rất nóng nực, quạt quay tít nhưng mồ hôi mồ kê bạn rất nhễ nhại. Trời không chỉ nóng bức mà còn ngột ngạt nữa: Đó chính là dấu hiệu bắt đẩu của một cơn mưa rào...

Vì sao ở Nam cực và Bắc cực nửa năm là ban ngày, nửa năm là ban đêm?

Trái đất mà ta sống khi quay quanh Mặt Trời nghiêng với quỹ đạo một góc. Góc nghiêng giữa trục Trái Đất với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời là 66,50.

Vì sao giấy để lâu lại bị vàng?

Bạn đã hiểu rõ mọi điều về giấy chưa?

Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa?

Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất...

Vì sao phải bảo vệ tầng ôzôn?

Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất. Ở tầng bình lưu cách mặt đất 10 – 50 km, tia tử ngoại trong ánh nắng khiến cho một phân tử oxi phân giải thành...

Vì sao sau khi giật mình mặt lại tái xanh?

Trong cuộc sống, hầu như mọi người đều gặp những trường hợp khẩn cấp nào đó. Khi đột nhiên bị giật mình, cơ thể sẽ có phản ứng, biểu hiện là mặt tái...