Vì sao người ta chia ra hai loại số hữu tỉ và số vô tỉ?

Câu hỏi này liên quan đến một câu chuyện cổ lí thú.

Vào thế kỉ thứ VI trước Công nguyên có nhà toán học cổ Hy Lạp là Pithagore, ông cho rằng trên đời chỉ có loại số nguyên và tỉ số giữa hai số nguyên (phân số). Ví dụ người ta có thể dùng số nguyên hoặc tỉ số giữa hai số nguyên để biểu diễn độ dài của một đoạn thẳng. Khi dùng lực như nhau để gảy lên các dây đàn có tỉ số độ dài bằng tỉ số các số nguyên như 2: 3 hoặc 3: 4 thì sẽ phát ra các hài âm (âm giai: âm thanh êm tai). Tóm lại theo quan điểm của Pithagore, “vạn vật trong vũ trụ đều liên quan với số nguyên”.

Thế nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Một ngày kia, có một học sinh đặt ra cho Pithagore một câu hỏi: Liệu có thể dùng số nguyên hay tỉ số giữa hai số nguyên để biểu diễn đường chéo của hình vuông mà cạnh hình vuông bằng 1? Để trả lời câu hỏi này cần phải chứng minh. Pithagore đã tiến hành phương pháp chứng minh như sau đây:

Trên hình vẽ trình bày hình vuông cạnh bằng 1 và đường chéo giả sử được biểu diễn bằng số nguyên hay tỉ số của hai số nguyên p/q.

Theo định lí Pithagore ta có:

(p/q)2 = 12 + 12 = 2

hay p2 = 2q2

Theo kết quả trên vì 2q2 là số chẵn nên p2 là số chẵn (p không thể là số lẻ vì một số lẻ bất kì, ví dụ 2n + 1 khi nâng lên bình phương phải là số lẻ: (2n+1)2 = 4n2 + 2n2+1.

Vả lại p và q không có ước số chung nên p đã là số chẵn thì q phải là số lẻ.

Nếu p là số chẵn, ta có thể đặt p = 2a do vậy

điều đó chứng minh q2 là số chẵn và như vậy q cũng phải là số chẵn; như vậy trái với giả thiết đặt ra từ ban đầu và xuất hiện mâu thuẫn là q vừa là số lẻ vừa là số chẵn. Mâu thuẫn vừa nêu đã đẩy Pithagore vào chỗ bí nhưng cũng làm nhận thức về số của loài người tiến lên một bước.

Việc không thể dùng số nguyên hoặc phân số để đo độ dài của đường chéo hình vuông cạnh bằng 1 không có nghĩa là độ dài của đường chéo này không tồn tại. Thực ra ứng dụng định lí Pithagore ta dễ dàng tìm thấy độ dài của đường chéo là căn số bậc hai của số 2, tức số √2. Như vậy ngoài số nguyên và phân số (tỉ số hai số nguyên) người ta phát hiện một loại số mới mà thời đó còn chưa biết. Do số √2 không biểu diễn được thành tỉ số của hai số nguyên nên người xưa gọi đó là số vô tỉ (không biểu diễn được dưới dạng một tỉ số của hai số nguyên).

Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?

Quan niệm rằng cứ máu là đỏ đã ăn sâu vào chúng ta đến mức, ta không nhận ra rằng còn có những loài máu trong như nước, nhờ nhờ vàng hoặc hơi xanh....

Ban ngày các ngôi sao trốn đi đâu vậy?

Nhắc đến các vì sao, người ta thường liên tưởng đến ban đêm. Các vì sao nhấp nháy chỉ ban đêm mới có.

Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?

Ta đều có kinh nghiệm sau: trong một ngày, gió ban ngày thường mạnh hơn gió ban đêm. Đó là vì sao? Đó là vì ban ngày được ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi,...

Vì sao có nốt ruồi?

Nốt ruồi trên da có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào. Đặc điểm của nó là phát triển rất chậm và không hề gây ra cảm giác khác thường.

Tại sao bắp thịt của gà và cá có màu đỏ, màu trắng?

Trên bàn ăn, khi bạn gắp một miếng gà chặt hoặc miếng cá hấp thường sẽ phát hiện có một số cơ thịt màu hồng nhạt, có một số bắp thịt có màu xám trắng.

Có phải con gái ít thông minh hơn con trai không?

Nhiều người cho rằng, con gái khi học cấp 1 thường chăm chỉ hơn con trai, thành tích cũng tốt hơn. Nhưng lên trung học, đặc biệt là ở cấp 3 thì lực...

Trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao?

Đêm trời trong sáng, sao nhấp nháy giống như những đốm bạc khảm lên bầu trời đen mênh mông. Xem kỹ những chấm sáng to nhỏ, mật độ dày thưa khác nhau...

Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?

Về thành phần hoá học, bông vải chính là xenluloza, là một cao phân tử thiên nhiên. Khi đem bông vải kéo thành sợi, rồi dệt bằng sợi ngang sợi dọc...

Thế nào là bê tông Vũ Trụ?

Từ mấy nghìn năm trước, con người đã có ý tưởng đi vào Vũ Trụ, nhưng phải mãi đến thể kỷ XX mới có thể thực hiện được. Ngày 20 tháng 7 năm 1969 con...