Vì sao ngành khí tượng có thể dự báo sản lượng mùa màng?

Sản lượng nông nghiệp của một vùng cao hay thấp chủ yếu là do nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa cũng như các thiên tai thời tiết quyết định. Trong giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, nếu gặp mưa và ánh sáng thích hợp, độ lạnh ấm vừa phải, cộng thêm không bị gió to bão lớn, mưa đá phá hoại thì năm đó nhất định được mùa. Ngược lại trong thời kỳ sinh trưởng của cây, mưa nhiều quá hoặc ít quá, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, hoặc mưa liên miên, ánh sáng không đủ, hoặc bị gió bão, mưa đá tấn công thì năm đó nhất định thất thu. Hơn nữa cường độ thiên tai càng lớn, thời gian càng kéo dài, diện tích bị càng rộng thì sản lượng sẽ giảm thấp càng nghiêm trọng.

Vậy làm sao căn cứ vào những nhân tố thời tiết này để dự báo sản lượng thu hoạch lương thực? Muốn thế cần phải xây dựng phương trình dự báo giữa mối liên hệ của các nhân tố khí tượng với sản lượng cây trồng. Có được phương trình dự báo này thì chỉ cần căn cứ vào nhiệt độ, ánh nắng, lượng mưa, độ ẩm đất đai, v.v. trong thời kỳ cây trồng sinh trưởng là có thể dự báo được sản lượng thu hoạch. Những việc này do các trạm khí tượng của huyện thực hiện. Hằng ngày không những họ phải đo đạc những số liệu này, tiến hành điều tra các hiện tượng khí tượng đột xuất gây tổn thất cho nông nghiệp mà còn phải ghi chép cụ thể tình hình thời tiết biến động trong các thời kỳ như: gieo giống, rắc mạ, lúa ba lá, lúa con gái, lúa đẻ, trổ đòng, lúa trổ, ngậm sữa, lúa chín, v.v. Ngành khí tượng có được những số liệu này đưa vào máy tính chỉnh lý, tính toán là có thể dự báo sản lượng thu hoạch. Ví dụ năm 1988 Phòng nông nghiệp Sở nghiên cứu khí tượng Thượng Hải đã dự báo thành công sản lượng lương thực của vùng Thượng Hải. Cụ thể lúa mạch ba tháng, sản lượng 267 kg/mẫu, thực tế đạt 257 kg, sai số 3,9%, sản lượng lúa sớm đạt 404 kg/mẫu, thực tế đạt 386 kg, sai số 4,0%, lúa muộn đạt 363,8 kg/mẫu, thực tế đạt 369 kg, sai số 1,4%, sản lượng lúa một vụ đạt 479 kg/mẫu, thực tế đạt 471 kg, sai số 11,7%. Mấy năm gần đây dự báo sản lượng nông nghiệp của ngành khí tượng đưa ra không những chính xác mà còn kịp thời, cho nên được các cơ quan nông nghiệp và ủy ban các cấp rất hoan nghênh.

Sao Hải vương được phát hiện nhờ toán học như thế nào?

Có chín hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời. Hầu như việc phát hiện mỗi hành tinh đều gợi sự chú ý đặc biệt của mọi người.

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...

Tại sao hiệu quả hình ảnh và âm thanh của điện ảnh lại tốt hơn truyền hình?

Xem tivi tiện hơn nhiều so với xem phim màn ảnh rộng, nhưng có nhiều người chỉ thích xem phim màn ảnh rộng. Vì sao như vậy? Nguyên nhân chủ yếu là do hình ảnh và âm thanh của phim màn ảnh rộng tốt hơn tivi rất nhiều.

Tại sao cần dùng gốm sứ để chế tạo động cơ ô tô?

Năm 1991, chiếc ô tô buýt cỡ lớn đầu tiên có động cơ được chế tạo bằng gốm sứ đã hoàn thành một hành trình từ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Việc chạy thử...

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

Vì sao máy ngửi mùi lại có thể phân biệt mùi các chất khí?

Ngày nay ở nhiều nhà khách, khách sạn và bên trong các hành lang thường có lắp đặt các máy báo có khói, khi có lửa cháy lập tức máy phát tín hiệu báo...

Tại sao những bông hoa ở trên núi cao đặc biệt rất đẹp?

Các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Trung Quốc có rất nhiều loài hoa sống ở trên núi cao tuyệt đẹp, màu sắc của chúng rất tươi tắn, rực rỡ, nổi tiếng trên thế...

Tại sao có một số thực vật cũng cần phải ngủ trưa?

Hàng ngày, sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi một chút dễ trút bớt sự mệt mỏi, giúp cho tinh thần làm việc hoặc học tập vào buổi chiều hăng say hơn. Đó là một...

Tại sao giải thưởng Nobel trở thành giải thưởng cao quý nhất trên thế giới?

Giải thưởng Nobel đã được đặt ra theo di chúc và với di sản của nhà hóa học người Thụy Điển tên là Nobel. Từ khi giải này được trao đầu năm 1901, bao...