Like
Share
Copy link
Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.
Tia X quang là bức xạ điện từ có tần số cao. Nó được hình thành khi cho dòng điện có cường độ cao đâm xuyên qua tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn. Tần số của tia X còn lớn hơn tần số của tia tử ngoại, điều này làm cho tính chất của tia X khác với tính chất của các loại ánh sáng khác.
Các tia sáng mà mắt thường nhìn thấy có thể đi xuyên qua những vật thể trong suốt. Nhưng, tia X có khả năng đâm xuyên mạnh hơn, nó có thể đi xuyên qua những vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử nhẹ, như cơ thể người, tường, gỗ. Nó không thể đâm xuyên qua được các vật thể được cấu tạo bởi các nguyên tử tương đối nặng như xương. Nhưng khi tia X chiếu vào những vật thể này, phần lớn năng lượng đều bị hấp thụ. Vì vậy, trong y học người ta thường dùng tia X để chiếu chụp cho người bệnh, kiểm tra các bệnh về phổi, xương và dạ dầ
Hiện nay, người ta còn dùng tia X để kiểm tra chất độc, hàng lậu.
Vì sao khi ăn kẹo hoa quả bạn lại thấy có mùi hoa quả?
Tại sao cua chúng ta ăn thường ngày lại nhỏ?
Vì sao lại sinh ra hình học phi Euclide?
Tại sao sau khi trời mưa trên đất sẽ mọc rất nhiều nấm?
Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?
Thế nào là vật liệu công năng bậc thang?
Tại sao hoa dạ hương vào ban đêm mới tỏa ra mùi hương thơm ngát?
Vì sao trời mưa lại ngủ ngon hơn?
Có phải đường ray tàu hỏa chỉ có một khổ?