Tại sao có thể chia sẻ thông tin?

Trên thị trường nông sản, chủ sạp bán ra một loại hàng, người bán mất đi thì người mua được. Thế nhưng ở sân bay hoặc nhà ga, những thông tin hiển thị trên bảng thông báo không giống như các mặt hàng thông thường. A có thể qua bảng thông báo mà thu nhận được thời gian khởi hành của chuyến bay hoặc chuyến tàu nào đó và thời gian chúng đến đích. B và cả những người khác cũng đều có thể nhận được cùng một thông tin này. Có thể nói một thông tin nào đó của bảng thông báo nhất định không thể vì một ai đó đã nhận được mà mất đi. Nói chính xác là, với thông tin trên bảng thông báo thì ai cũng không thể độc chiếm, chỉ có thể chia sẻ hoặc cùng hưởng.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật điện tử, người ta ngoài việc dựa vào sách báo, tranh ảnh, văn kiện truyền tin, còn có thể dựa vào những hình thức truyền tải mới như: điện thoại, telex, truyền hình, vệ tinh thông tin, vệ tinh truyền hình trực tiếp để truyền tin với hiệu quả cao.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX nhân loại đã từng bước đi vào thế giới mới mẻ mà đại diện là mạng Internet. Mạng Internet là người dẫn đường trên xa lộ thông tin cao tốc đã bằng quy phạm kỹ thuật thống nhất kết nối hàng chục triệu máy tính đủ loại trên toàn cầu.

Sự khai thông của xa lộ thông tin khiến người ta có thể sử dụng thông tin hữu hiệu hơn, càng có thể chia sẻ tài nguyên thông tin đầy đủ hơn.

Giờ đây, xa lộ thông tin đã được "xây" ở hơn 100 nước và khu vực, và đã tới hàng triệu thuê bao (người sử dụng) thiết lập quan hệ nghiệp vụ với nó. Tài nguyên thông tin trên xa lộ thông tin cao tốc vô cùng phong phú, nó bao gồm các loại phần mềm, số liệu, tạp chí, tin tức, thư mục, văn hiến kỹ thuật, tranh ảnh, âm thanh cho đến phim hoạt hình. Thuê bao có thể đưa tư liệu của mình vào đó để các thuê bao khác sử dụng. Đương nhiên thuê bao vừa là nhà cung cấp tin, lại là nhà mua tin. Mỗi một thuê bao đều có thể nhanh chóng xử lý, truyền tin đi, lại vừa cùng chia sẻ ở mức độ tối đa.

Vì sao có bệnh "cận thị giả"?

Con mắt bình thường khi nhìn xa không cần điều tiết, khi nhìn gần mới cần điều tiết.

Vì sao trên Hoả Tinh lại xuất hiện bão lớn?

Hoả Tinh là hành tinh màu đỏ rất sáng, người Trung Quốc cổ đại gọi nó là quả cầu lửa. Tương tự như Trái Đất, Hoả Tinh cũng có tầng khí quyển, nhưng...

Tại sao loài chim khi bay cần vỗ cánh, còn cánh máy bay thì lại cố định bất động?

Máy bay và loài chim đều có thể bay ở trên không, nhưng cánh máy bay thì bất động, còn đôi cánh chim thì thường phải đập lên đập xuống. Lẽ nào chim...

Vì sao trong cuộc sống hằng ngày người ta lại dùng hệ đếm thập phân?

Số tự nhiên được ra đời một cách hết sức “tự nhiên”. Từ thời xa xưa nhân dân lao động cần đếm số súc vật bắt được “1, 2, 3, 4,.

Vì sao tháng 2 thông thường chỉ có 28 ngày?

Tháng của dương lịch chia thành tháng đủ và tháng thiếu, tháng đủ 31 ngày, tháng thiếu 30 ngày. Duy chỉ có tháng 2 là 28 ngày.

Vì sao cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng?

Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú...

Vì sao không nên để ủng đi mưa, giầy cao su trực tiếp dưới ánh sáng Mặt Trời?

Ủng đi mưa, giầy cao su, dùng lâu thường bị cứng giòn. Người ta gọi đây là hiện tượng "lão hoá".

Làm thế nào để trồng được loại dưa hấu không hạt?

Trong dưa hấu thường có rất nhiều hạt, khi ăn ta phải nhằn nhổ đi. Ngày nay, con người đã trồng được một loại dưa hấu không có hạt (trên thực tế có...

Tại sao bộ rễ của thực vật đều rất dài và rất nhiều?

Thực vật thường phân làm hai phần: trên mặt đất và dưới mặt đất. Phần ở dưới mặt đất gọi là bộ rễ.