Vì sao phải khai thác loại nhựa tự phân hủy?

Đồ nhựa là sản phẩm quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất công, nông nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Trong khi nhựa đem lại nguồn nguyên liệu mới cho loài người thì đồng thời nó cũng gây ra ô nhiễm môi trường. Đồ nhựa là chất không dễ tự phân huỷ. Bình thường sau khi hỏng, chúng biến thành phế phẩm, trừ một số ít được thu hồi, tận dụng còn đại bộ phận được đem đốt hoặc chôn đi. Trong quá trình đốt nhựa sẽ sản sinh ra một lượng khí độc lớn gây ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khoẻ con người không thể lường hết được. Còn chôn chúng vào trong đất thì gây cho đất ô nhiễm, ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp. Do đó, người ta tìm cách nghiên cứu khai thác một loại nhựa mới gọi là “nhựa tự phân huỷ”

Nhựa tự phân huỷ có chức năng sử dụng tương tự như nhựa bình thường. Sau khi đã hết tuổi thọ sử dụng và biến thành phế thải, trong một điều kiện môi trường nhất định, kết cấu hoá học của chúng sẽ phát sinh biến đổi dẫn đến mất đi một số tính năng, đổi màu rồi tự phân huỷ dần, đối với môi trường gây độc hại rất ít.

Nhựa tự phân huỷ chia thành hai loại là nhựa quang phân huỷ và nhựa sinh vật phân huỷ. Nhựa quang phân huỷ là trong nhựa có thêm chất nhạy cảm với ánh sáng, khiến chúng lão hoá nhanh dưới tác dụng của tia tử ngoại ánh nắng, đạt được hiệu quả phân huỷ. Nhựa sinh vật phân huỷ là trong nhựa có pha lẫn chất amilaza và thêm chất phụ gia xúc tác oxi hoá. Bột amilaza pha lẫn với loại nhựa này trong một thời gian ngắn sẽ bị một số loài sinh vật trong đất tiết ra men amilaza làm tăng nhanh tốc độ phân huỷ, đồng thời chất xúc tác oxi hoá và muối kim loại trong đất sẽ phát sinh phản ứng thành những chất bị oxi hoá cao, khiến cho chuỗi cao phân tử polyvinyl là thành phần chủ yếu của màng nhựa bị gãy, phân huỷ thành các phân tử nhỏ dễ bị các vi sinh vật ăn mất. Để tăng tốc độ phân huỷ, nâng hiệu suất phân huỷ lên cao, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra chất xúc tác oxi hoá nhiệt để thúc đẩy các chất phụ gia làm chất phân huỷ. Kĩ thuật sản xuất nhựa tự phân huỷ đang ngày càng hoàn thiện.

Từ đó có thể thấy nhựa tự phân huỷ không những có đầy đủ những ưu điểm vốn có của nhựa mà còn có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nhựa phế thải gây nên. Nhựa tự phân huỷ là một phương hướng phát triển của công nghiệp nhựa.

Từ khoá: Nhựa có thể phân huỷ; Nhựa quang phân huỷ; Nhựa sinh vật phân huỷ.

Vì sao phải xây dựng trạm phát điện mặt trời trên vũ trụ?

Lợi dụng nguồn điện Mặt Trời ngày càng không còn là điều mơ ước nữa. Nhưng xây dựng nhà máy phát điện bằng năng lượng Mặt Trời trên mặt đất bị rất...

Vì sao có thể lợi dụng rừng để làm sạch nước thải?

Một đường ống từ Oasinhtơn thông ra rừng ngoại ô. Nước phế thải của các nhà máy đi theo đường ống này đến cánh rừng, sau đó nhiều vòi phun đặc biệt...

Tại sao gọi cây xương rồng Saguaros là “người khổng lồ” của sa mạc

Với chiều cao trung bình 9,1 đến 13,3 mét, có cây cao vọt lên tới 15,5 mét, xương rồng Saguaros nổi bật trên sa mạc hoang vắng với những thân cây cao...

Vì sao đèn tiết kiệm lại có thể tiết kiệm được năng lượng?

Ngày nay, đèn tiết kiệm năng lượng do các đặc điểm nổi bật như ánh sáng dịu, dễ chịu, giá cả tương đối rẻ, mà nó đang dần thay thế các loại bóng đèn phổ thông.

Amidan thường được bác sĩ cắt bỏ khỏi cơ thể bệnh nhân, phải chăng nó không có vai trò gì

Không đúng. Amidan là một thành phần của hệ bạch huyết.

Vì sao gió thổi lên thường có trận to trận nhỏ?

Điều này phải bắt đầu bàn từ sự vận động hỗn loạn của không khí.

Mùa hè vì sao thường có mưa giông?

Mùa hè sau buổi trưa hoặc chập tối thường cho ta cảm giác oi bức khác thường. Một chốc sau bỗng sấm ầm ầm, rồi chớp giật, cơn mưa xối xả, mênh mang,...

Vì sao khí thải ô tô gây ô nhiễm không khí?

Ngày nay 99% ô tô trên thế giới đều sử dụng động cơ xăng. Ô tô thông qua đốt xăng hoặc dầu diezel mà được đẩy lên phía trước.

Vì sao cá nổi lên chìm xuống dễ dàng?

Dù có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt lên mặt nước, hoặc ngược lại. Nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí.