Vì sao đề xướng dùng phương pháp sinh vật để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp?

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng quan trọng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời loài người cũng vì thế mà phải trả giá rất đắt.

Việc sử dụng rộng rãi thuốc bảo vệ thực vật sẽ dẫn đến ngộ độc, khiến cho con người bị bệnh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới, số người ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật khoảng 1 triệu người, chết khoảng 2 vạn người. Sử dụng rộng rãi thuốc bảo vệ thực vật còn khiến cho động vật bị ngộ độc, nông sản bị ô nhiễm. Chỉ riêng nước Mỹ mỗi năm vì các sản phẩm chăn nuôi bị ô nhiễm mà gây nên tổn thất kinh tế rất lớn, vượt quá 29,6 triệu USD. Toàn thế giới hàng năm có hàng chục triệu gia súc bị ngộ độc vì ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra vì thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng với một lượng lớn nên rất nhiều loài côn trùng và sinh vật kí sinh trong hệ thống sinh thái tự nhiên bị giết chết, còn tính nhờn thuốc của sâu bệnh lại tăng lên. Theo điều tra, đến nay có khoảng 504 loài sâu bệnh và bướm, hơn 150 loài bệnh khuẩn thực vật và 273 loài cỏ dại đã nhờn thuốc ở mức độ rất cao.

Thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường cũng rất nghiêm trọng. Sau khi dùng thuốc bảo vệ thực vật hầu như không tránh khỏi thuốc lẫn vào nước sông hồ, thẩm thấu xuống đất, ngấm vào nước ngầm khiến cho các loài cá và chim, thậm chí con người đều bị thiệt hại.

Thuốc bảo vệ thực vật có nhiều tác dụng phụ như thế, vậy có thể không dùng nó mà thay bằng phương pháp khác để ngăn ngừa sâu bệnh trong nông nghiệp được không? Những người làm công tác khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu ra phương pháp dùng sinh vật để trị sâu bệnh. Ví dụ dùng các loài côn trùng và các vi sinh vật có ích để phòng ngừa sâu bệnh trong nông nghiệp và lâm nghiệp, thực hiện dùng sâu trị sâu, dùng khuẩn trị khuẩn và dùng khuẩn trị các bệnh hại khác. Người ta đã dùng ong mắt đỏ, ong vàng v.v.. để diệt các loài côn trùng gây hại cho cây lúa, cây bông và cây lấy dầu; lợi dụng sâu đũa để trị sâu ngô, sâu cây thông, sâu cắn lúa; dùng các loại men để trị bệnh lá lúa bị khô, bệnh đạo ôn, bệnh thối đòng, bệnh quả táo bị thâm đen từng điểm. Ở khu vực trồng lúa phía nam Trung Quốc nông dân còn dùng biện pháp chăn thả vịt để ăn sâu. Mỗi lần sâu rầy lúa phát triển mạnh, người ta thả đàn vịt vào ruộng để bắt sâu, hiệu quả đạt 70% - 80%. Dùng phương pháp này vừa trừ được sâu hại lại nuôi vịt tốt, “nhất cử lưỡng tiện”.

So với việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, phương pháp dùng sinh vật để trừ sâu hại có ưu điểm về các mặt kinh tế, đơn giản, an toàn, có hiệu quả, không ô nhiễm môi trường và không hại đến sức khỏe con người, cho nên cần được mở rộng ứng dụng.

Từ khoá: Phòng ngừa bằng sinh vật; Sự ô nhiễm của thuốc bảo vệ thực vật.

Ngày trên Trái đất được tính như thế nào?

Qua 12 giờ đêm, Bắc Kinh lại bắt đầu một ngày mới. Nhưng những vùng ở phía tây Bắc Kinh, như London nước Anh lại là 4 giờ chiều của ngày hôm trước;...

Tại sao có thể dùng thẻ từ để gọi điện thoại?

Bạn có thấy các bốt điện thoại ở dọc các tuyến phố không, trong đó lắp đặt một máy điện thoại công cộng mà bạn không phải bỏ đồng xu vào. Thay vào đó,...

Vì sao có kim loại lại có khả năng ghi nhớ?

Người và động vật đều có khả năng ghi nhớ nhất định, liệu với các kim loại vô tri, vô giác lại có khả năng ghi nhớ không?

Tại sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Vì sao một số thành phố công nghiệp trên thế giới có mặt đất bị lún?

Ở Thượng Hải – thành phố công nghiệp lớn nhất Trung Quốc, người dân phát hiện thấy mặt đất của thành phố đang bị lún dần. Từ những năm 20 của thế kỷ...

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Tại sao lại phải cắt tỉa cành cho cây ăn quả?

Cây ăn quả hoang dã trong khe núi xưa nay chưa được cắt tỉa bao giờ. Nhưng đối với cây ăn quả trồng trong vườn, nếu không cắt tỉa, không chỉ sản lượng...

Vì sao người lại mọc răng hai lần?

Các cơ quan trong cơ thể chỉ sinh ra một lần, sau khi sinh ra thì không thay đổi nữa. Chỉ có răng mọc hai lần.

"Băng khô" có phải là băng không?

Tại bang Texas của nước Mỹ đã từng xảy ra một sự việc lạ: có lần có mấy đội thăm dò địa chất tiến hành khoan tìm dầu mỏ, họ đã khoan đến một độ rất...