Rốt cuộc quạ có thông minh hay không?

Nhắc đến những người bạn thông minh trong giới động vật, chúng ta liền nghĩ ngay đến hắc tinh tinh, đại tinh tinh, cá heo... Hiện nay chúng ta cũng có thể tính quạ vào một trong số đó. Tại sao quạ lại được coi là một trong số đó nhỉ? Trước tiên chúng ta hãy xem một ví dụ sau.

Tại ngã tư của một số thành phố, người và xe qua lại như mắc cửi, khi đèn tín hiệu từ xanh chuyển sang đỏ thì tất cả các xe ô tô đều phải dừng lại, bỗng nhiên một đàn quạ được gọi là quạ mỏ nhỏ nhảy ra giữa đường, chúng muốn làm gì vậy nhỉ? Các lái xe cảm thấy rất kì lạ. Chỉ nhìn thấy trong mồm của quạ mỏ nhỏ ngậm một quả hạnh đào, thả rất chính xác vào phía trước của bánh xe ô tô, sau đó trở về bên đường. Chẳng mấy chốc đèn tín hiệu từ đỏ chuyển sang xanh, các ô tô lại chạy nhanh về phía trước, các quả hạnh đào lập tức vỡ tan, lúc đó những con quạ nhanh mắt, nhanh chân, lập tức bay đến và bắt đầu bữa ăn hạnh đào của nó. Bản tính này của quạ có phải giống hệt như chúng ta hồi nhỏ, lợi dụng khe cửa để nghiền vỡ những vỏ hạnh đào cứng hay không? Bạn thấy đấy, biện pháp mà loài người có thể nghĩ ra được thì con quạ rõ ràng cũng có thể làm thế được.

Thực ra, khi quạ ăn một số thức ăn có loại vỏ tương đối cứng, thông thường sẽ nghĩ ra một số biện pháp, chúng sẽ ngậm vỏ đó bay lên trên cây cao, sau đó vứt xuống, một lần không được thì lại tiếp tục lần nữa. Đương nhiên, có con quạ cũng dùng phương pháp này để đối phó với hạnh đào, chẳng qua là hạnh đào quá cứng, muốn ném vỡ nó có thể phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Đặc biệt là khi mùa đông đến, tuyết rơi trắng xoá giống như là trên mặt đất được phủ một lớp hoa bông, lúc này quạ sẽ bay ra mặt đường quốc lộ để tìm kiếm sự giúp đỡ của các xe ô tô.

Tuy không phải là tất cả những con quạ đều có thể nghĩ ra được phương pháp tuyệt diệu này, nhưng theo thống kê của các nhà khoa học, tại Nhật Bản có rất nhiều nơi có thể thấy được hành động thông minh này của con quạ, thậm chí ở Mĩ cũng có ví dụ như vậy. Vậy thì quạ làm sao lại nghĩ ra được điều này? Các nhà khoa học đã suy đoán, do một số cây hạnh đào ở sát cạnh đường quốc lộ, khi quả chín, thường sẽ rơi trên đường quốc lộ, có một số quả bị ô tô đi qua nghiến nát, quạ mỏ nhỏ nhìn thấy được hiện tượng này lâu dần đã khuấy động linh cảm của con quạ cá biệt thông minh nhất, sau đó, các con quạ khác lần lượt bắt chước theo, do vậy, nhờ ô tô giúp đỡ đã trở thành hành động tự giác của các con quạ.

Quạ còn có biện pháp hay khác để ăn thức ăn, ví dụ, nếu muốn ăn cá ở sông, chúng sẽ vứt lá cây xuống nước, khi cá bơi về phía lá cây, quạ mỏ nhỏ sẽ thừa cơ bắt lấy cá, trên thực tế, đây chính là một sự lợi dụng với công cụ đơn giản.

Khi hắc tinh tinh dùng sợi cỏ để móc con mồi chui ở trong hang rất sâu ra, chúng ta sẽ vỗ tay hoan hô, thực ra bản lĩnh của quạ so với hắc tinh tinh cũng không thua kém một chút nào. Xem ra, sự khác biệt giữa động vật trong giới tự nhiên với loài người không có khoảng cách xa như chúng ta thường tưởng.

Vì sao da người già thường nổi nếp nhăn?

Da người già thường nổi nếp nhăn, càng già càng nhăn nheo. Đương nhiên là người béo và người bảo dưỡng da tốt thì sẽ ít nếp nhăn hơn.

Người máy trong chiến tranh hiện đại chiến thắng quân địch nhờ vào cái gì?

Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật cao đều là vì nhu cầu quốc phòng và quân sự. Người máy cũng không ngoại lệ.

Thế giới có bảy kỳ quan nào?

Hai thế kỷ trước Công nguyên, thành La Mã có một tác giả lữ hành gia tên là Antơbat. Sau khi đi chu du ở các nước trên thế giới, ông đã nêu lên bảy...

Thế nào là dự đoán Goldbach?

Vào ngày 7-6-1742, nhà toán học Đức Goldbach đã gửi cho giáo sư Euler một dự đoán “Bất kì một số lẻ nào lớn hơn 5 đều là tổng của 3 số nguyên tố”....

Rắn có thể tự sát bằng nọc độc của chính mình không?

Nọc độc của rắn là một dạng nước bọt đặc biệt có chứa một loạt các zootoxin và được lưu trữ giống với tuyến nước bọt của chúng ta.

Vì sao núi lửa lại ảnh hưởng đến thời tiết?

Tháng 6 - 7 năm 1783, vùng Băng Đảo gần Bắc Cực đã phát sinh hai lần núi lửa. Cảnh tượng lúc đó được ghi lại như sau: Lúc núi lửa bùng nổ, bụi bay...

Vì sao xử lí không thích đáng loại rác thải nguy hiểm dễ gây nên tai họa?

Rác thải nguy hiểm tức là chỉ các vật phế thải có tính độc dễ bốc cháy, dễ hoen gỉ và có tính truyền nhiễm, hoặc có tính phóng xạ, trong các chất hóa...

Mãnh thú khi nhìn thấy con mồi trên màn ảnh có thể phân biệt được thật, giả không?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà động vật học người Đức đã làm một thí nghiệm sinh động.

Tại sao thang máy lại tự động vận hành được?

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thang máy tự động cũng ngày càng nhiều, ngày càng phổ biến. Những cửa hàng lớn, khách sạn hoặc chung cư cao...