Vì sao người ta không nói đến ước số chung nhỏ nhất và bội số chung lớn nhất?

Khi học toán, chúng ta đã học ước số chung lớn nhất và bội số chung nhỏ nhất. Thế nhưng các bạn có đặt ra câu hỏi tại sao người ta hay nói đến ước số chung lớn nhất và bội số chung nhỏ nhất mà không nói đến ước số chung nhỏ nhất và bội số chung lớn nhất không? Liệu có phải không có ước số chung nhỏ nhất và bội số chung lớn nhất nên người ta không bàn đến vấn đề đó?

Trước hết chúng ta xem hai tình huống cụ thể sau đây:

Xét các số 16 và 24, chúng có các ước số 1, 2, 4, 8 ước số lớn chung nhất là 8 và nhỏ nhất là 1.

Còn với các số nguyên 15 và 56 chúng chỉ có một ước số là 1.

Ước số chung lớn nhất có vai trò quan trọng trong phép tính với các phân số. Nhờ có ước số chung lớn nhất mà người ta có thể thu gọn các phân số thành các phân số tối giản, còn ước số chung nhỏ nhất thì chả dùng để làm gì, vì vậy người ta ít khi bàn đến ước số chung nhỏ nhất.

Thế nhưng có phải hai số nguyên bất kì không có bội số chung lớn nhất? Ví dụ xét hai số 16 và 24, bội số chung nhỏ nhất của hai số này là 48. Tất cả các bội số của 48 đều là bội số chung của hai số 16 và 24,

ví như 48 x 2 = 96, 48 x 3 = 144, 48 x 4 = 192, 48 x 1000 = 48000 v.v.. đều là bội số chung của hai số 16 và 24. Vì vậy các số tự nhiên không có bội số chung lớn nhất.

Trong thực tế khi tính toán với các phân số, người ta chỉ cần đến bội số chung nhỏ nhất khi tiến hành quy đồng mẫu số. Khi đã không cần đến bội số chung lớn nhất thì cũng chẳng cần bàn đến bội số chung lớn nhất làm gì.

Tại sao thuyền buồm có nhiều kiểu cánh buồm như thế?

Bạn đã nhìn thấy thuyền buồm chưa? Trên thế giới có rất nhiều cuộc đua thuyền buồm nổi tiếng. Khi đua ta chỉ nhìn thấy hàng nghìn chiếc thuyền tranh...

Về không khí

Vào năm 1771, tại một phòng bào chế thuốc ở Thuỵ Điển, dược sĩ Haler đang loay hoay giữa đám chai lọ, hộp tiêu bản. Haler vốn là người ham mê khoa...

Tại sao Trung tâm văn hoá nghệ thuật Pompidou được xây dựng như một nhà máy?

Trung tâm Văn hoá nghệ thuật Pompidou<a epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n14" title="Georgé Pompidou (1911 - 1974), làm Tổng thống cộng hoà...

Tại sao xe vượt dã có thể trèo leo, vượt suối dễ dàng?

Nếu bạn là một người yêu thích thể thao, chắc chắn bạn sẽ không lấy làm lạ trước cuộc đua về sức kéo của ô tô một cách đầy kích thích và căng thẳng....

Kì lân là động vật gì?

Trên một số tranh bình phong dân gian hoặc điêu khắc, đôi khi bạn có thể nhìn thấy một loài thú rất hiếm lạ kì quái: hình dáng giống hươu, toàn thân được phủ vảy giáp, miệng màu đỏ, hàm dưới có râu dài, thân rực sáng như lửa...

Vì sao hoa nở về đêm đều nhạt màu?

Hoa thường nở vào ban ngày, với sắc màu đậm, quyến rũ như hồng, cúc, hướng dương..

Có đúng là nhiều người sinh ra với ba con mắt?

Theo cách hiểu thông thường thì điều này sai. Tuy nhiên, theo cách hiểu rộng rãi và khoa học thì thô ng thường mỗi người có một "con mắt thứ ba" nằm ở...

Vì sao thuốc uốn tóc lạnh lại uốn được tóc?

Như người ta thường nói "cái tóc là góc con người", tóc là yếu tố thứ hai đánh giá vẻ ngoài của con người. Tóc khoẻ mạnh, mượt mà, phản ánh trạng thái...

Tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Những con tàu bình thường chỉ có thể lướt trên mặt biển. Nhưng tàu ngẩm vừa có thể đi trên mặt nước lại vừa có thể lặn sâu xuống biển đi ngẩm dưới nước. Ảo thuật gì ở đây vậy?