Tại sao trên lốp xe ô tô cần có gân rãnh?

Tuyệt đại đa số các xe cộ, như ô tô tải lớn, ô tô con, ô tô buýt, tàu điện không ray, xe ba bánh, xe gắn máy, xe đạp v.v. đều dùng lốp cao su, điều đó có nghĩa là, các lốp không phải trơn nhẵn, mà đều có gân rãnh gọi là hoa lốp hay ta lông. Hơn nữa lốp khác nhau thì hình dạng và kích thước của gân rãnh trên lốp xe cũng khác nhau. Đây có phải làm cho đẹp chăng?

Nguyên do là, các gân rãnh trên bánh xe có tác dụng làm tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường, đề phòng bánh trượt trên mặt đường. Ví dụ như ta đi giày có đế đã mòn nhẵn thì khi đi trên đường, rất dễ bị trượt ngã, đó là vì mặt ma sát giữa đế giày và mặt đường quá nhỏ, do đó khó bước lên. Trái lại khi ta đi giày mới có gân rãnh ở đế thì khó bị trượt ngã. Các loại gân rãnh trên bánh xe ô tô cũng theo nguyên lý đó.

Gân rãnh trên bánh xe xuất hiện vào khoảng năm 1892. Ban đầu các họa tiết gân rãnh rất đơn giản, chỉ là những đường thẳng. Về sau đi đôi với sự tăng tải trọng và tốc độ xe ngày càng được nâng cao, và mặt đường được cải tiến, gân rãnh của bánh xe dần dần trở thành đa dạng, phức tạp hơn. Hiện nay người ta quen chia gân rãnh trên bánh xe thành ba loại lớn, là gân rãnh thông dụng, gân rãnh việt dã và gân rãnh kết hợp. Hình dạng hình học của chúng có năm loại là đường thẳng ngang, đường thẳng dọc, đường chéo, hình khối và kiểu hỗn hợp. Gân rãnh thông dụng là loại phổ biến nhất, được dùng sớm nhất, như gân rãnh hình thẳng dọc hoặc hình răng cưa thường thấy trên các lốp ô tô buýt, chúng có thể khử tiếng ồn, cho nên còn gọi là "gân rãnh không tiếng". Gân rãnh việt dã dùng cho các ô tô chạy trên những vùng đất hoang dã đường xấu, lốp to, các gân rãnh có rãnh sâu và rộng, khi xe chạy bánh xe khó bị kẹt sỏi đá và bị quay trơn (patinê), đặc biệt được sử dụng cho các máy kéo và xe cần cẩu đòi hỏi có lực kéo và lực bám đất cao. Bánh xe có gân rãnh kết hợp vừa có thể dùng trên những mặt đường cứng và những con đường đầy sỏi cát, vừa có thể dùng trên những mặt đường xốp, bùn lầy và băng tuyết. Với tình hình địa hình phức tạp và chất lượng mặt đường chênh lệch nhau nhiều như nước ta, loại gân rãnh kết hợp này có giá trị sử dụng đặc biệt của nó.

Vì sao nói rác thải là "của cải để sai chỗ"?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống ngày càng được nâng cao, hàng năm rác thải cũng tăng lên với tốc độ 10%. Ngày nay rác thải đã trở...

Vì sao trong vũ trụ lại có hiện tượng mất trọng lượng?

Mọi vật trên Trái Đất đều chịu sức hút của Trái Đất. Đó gọi là trọng lực.

Vì sao tại nước Anh lại nổ ra cuộc chiến tranh Hoa hồng?

Vào tháng 8 năm 1453, ở Luân Đôn nước Anh, bỗng lan truyền một tin giật gân: Quốc vương Hen-ri VI bị bệnh tâm thẩn.

Thế nào là mật mã học?

Nói đến mật mã tự nhiên mọi người liên tưởng đến các hoạt động chính trị, quân sự, nghĩ đến các nhân viên điệp báo. Sự thực thì ngày nay mật mã đã có...

Tại sao nòng pháo càng dài, đầu nòng càng to, đạn bắn càng xa?

Có rất nhiều loại pháo đại bác, uy lực và tầm bắn của các loại đại bác khác nhau, ngay cả trọng lượng của viên đạn cũng không giống nhau.

Tại sao loài cây sống dưới nước lại không bị thối rữa?

Bất kì loại cây nào cũng cần nước, nếu không có nước cây sẽ chết. Song mỗi loại cây lại có tập tính sinh sống khác nhau, có loại cây cần nhiều nước,...

Thế nào là nghịch lí Russel và nghịch lí “người thợ cắt tóc”

Ngày nay lí thuyết tập hợp đã trở thành cách dẫn dắt các kết luận toán học, trở thành công cụ quan trọng cho các luận chứng toán học trong các sách...

Tại sao người máy lại nghe và hiểu được tiếng người?

Khoa học kỹ thuật phát triển đến hôm nay và đã chế tạo ra hàng loạt người máy nói được nghe được. Việc đó không còn là khó khăn nữa.

Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?