Vì sao có người dễ say rượu, có người khó say?

Sau khi uống rượu, từng người có những biểu hiện khác nhau. Người tửu lượng ít chỉ cần uống mấy ngụm là mặt đỏ bừng, thậm chí choáng đầu, tim đập nhanh, khó chịu. Còn người tửu lượng khá khi mới uống ít mặt chưa biến sắc, uống đến say mặt mới tím tái. Vậy vì sao tửu lượng của mỗi người lại nhiều ít khác nhau?

Như ta đã biết, cho dù chủng loại rượu rất đa dạng nhưng chúng đều chứa cồn, chẳng qua là hàm lượng khác nhau mà thôi. Sau khi uống rượu, cồn được dạ dày và đường ruột hấp thụ, thông qua máu đi vào gan và các tổ chức khác. Gan có hai loại men liên quan tới sự đào thải cồn. Men cồn không chứa hyđro có thể phân giải cồn thành acetaldehyd; men acetaldehyd không chứa hyđro phân giải acetaldehyd thành nước và khí CO2, bài xuất ra khỏi cơ thể. Tửu lượng của một người nhiều hay ít được quyết định bởi loại men acetaldehyd không chứa hyđro này.

Nếu công năng của men acetaldehyd yếu, sức chuyển hóa acetaldehyd tương đối kém, khiến acetaldehyd không ngừng được tích lũy trong cơ thể, các đầu cuối mạch máu (đặc biệt là trên mặt) giãn nở ra. Khi uống rượu, mặt và cổ người đó đỏ bừng, toàn thân phát nóng. Do đầu cuối mạch máu giãn nở, huyết áp giảm xuống. Để bảo đảm sự thăng bằng, tuyến thượng thận tiết ra một chất gây co mạch, khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng lên.

Với người mà công năng men acetalehyd mạnh, cơ thể nhanh chóng phân giải chất acetaldehyd.

Có thể thấy rằng, người có công năng men acetaldehyd yếu rất may mắn. Do tửu lượng thấp nên họ ít uống và giữ được sức khỏe. Ngược lại, những người tửu lượng cao do uống nhiều nên dễ mắc bệnh tật, thậm chí tử vong.

Quy định chế độ mua hàng trả chậm định kì như thế nào?

Ở một số nước, để tăng cường khả năng cạnh tranh tiêu thụ hàng hoá người ta đề ra hình thức bán hàng trả chậm. Trong những năm gần đây, trong tình...

Vì sao có những vệ tinh có thể trở về mặt đất?

Có vệ tinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về mặt đất, như vệ tinh chụp phim mặt đất, vệ tinh hoàn thành các tài liệu thí nghiệm, vệ tinh mang các...

Tại sao có một số cây già bị rỗng thân nhưng vẫn sống được?

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Thân những cây này bị rỗng không phải là do cấu tạo vốn...

Vì sao ở đa số người, tay phải mạnh hơn tay trái?

Trên 90% nhân loại có thói quen dùng tay phải làm việc. Tay phải của họ cả về lực, độ to nhỏ hoặc về trọng lượng đều mạnh hơn tay trái.

Tại sao khi đi xe phải thắt dây an toàn?

Hiện nay, trên nhiều ô tô con đều có dây an toàn. Nếu bạn thường xuyên đi taxi bạn sẽ phát hiện, người lái taxi luôn tự giác thắt dây an toàn.

Vì sao núi lửa lại hoạt động được?

Núi lửa là hiện tượng nham thạch trong lòng đất phun ra. Bình thường nham thạch bị vỏ Trái Đất bao kín.

Vì sao lá cây súng vua có thể đỡ được một người?

Nếu bảo rằng có một loài cây mà 1 chiếc lá của nó có thể đỡ được sức nặng của một người, hẳn bạn sẽ lắc đầu không tin. Nhưng quả thật có một loài cây như thế. Tên nó là súng vua, sống ở Vân Nam, Trung Quốc.

Tại sao sau khi gà mái đẻ trứng lại hay cục tác?

Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêu "cục tác". Tiếng kêu đẻ trứng của gà mái là một biểu hiện của sự hưng phấn.

Tại sao các tàu thuỷ lớn nặng như thế lại có thể nổi trên mặt nước?

Các tàu thuỷ lớn hiện đại đều làm bằng thép, thép nặng hơn nước sáu lần, phần lớn các hàng hoá chở ở trong tàu như lương thực, máy móc, vật liệu xây...