Vì sao lại có mưa axit?

Nước mưa nói chung là trung tính, nhưng cũng có loại nước mưa thể hiện tính axit. Khi nước mưa vương vào mắt khiến ta cảm thấy đau nhức, rơi lên vai thì giống như kiến cắn, đó là mưa axit. Thông thường người ta dùng độ pH để biểu thị độ axit. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh. Độ pH của mưa axit nhỏ hơn 5,6. Ở Trùng Khánh (Trung Quốc) đã từng có mưa axit với độ pH là 3,1.

Vì sao có mưa axit? Axit của nước mưa từ đâu đến?

Mưa axit là sản vật của ô nhiễm không khí. Con người trong sản xuất và hoạt động do phải đốt nhiều than và dầu mỏ nên sinh ra khí CO2 và khí oxit nitơ, thải vào trong không khí. Dưới tác dụng của ánh nắng Mặt Trời, hơi nước và bụi cùng chúng phát sinh hàng loạt phản ứng hóa học, sinh ra axit sunfuric, axit nitric và các giọt muối của axit, chúng bay lơ lửng trong không trung sau đó cùng với mưa hoặc tuyết rơi xuống hình thành mưa axit.

Vì mưa axit ảnh hưởng rất lớn đến rừng, đồng ruộng, hồ nuôi cá, các công trình kiến trúc và sức khỏe con người cho nên nó được mọi người thừa nhận là vấn đề ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu. Mưa axit đưa lại cho chúng ta những tai họa rất lớn. Bình thường mưa axit làm cho nước hồ biến thành axit loãng, chất lượng nước xấu đi, sinh vật phù du và cá trong hồ chết dần. Ví dụ, trong số 5.000 hồ ở miền nam Na Uy do ảnh hưởng mưa axit mà có 1.750 loài cá và tôm bị mất dần. Mưa axit rơi làm lá cây trong rừng héo đi, thành phần dinh dưỡng của đất giảm kém, cây lớn chậm, thậm chí khô héo mà chết. Vùng Pafalya của Đức có 12.000 mẫu rừng, trong đó có 1/4 diện tích rừng bị mưa axit hủy diệt. Ở Ba Lan có 24 vạn ha rừng cây lá kim bị mưa axit làm cho khô héo. Mưa axit thấm vào đất sẽ làm giảm độ phì của đất, phá hoại kết cấu thổ nhưỡng, làm giảm khả năng tác dụng quang hợp và kháng bệnh của cây trồng, khiến cho sản lượng nông nghiệp giảm sút. Mưa axit còn xâm thực các công trình kiến trúc, nghiêm trọng hơn là phá hoại các di vật và di tích lịch sử. Những tấm phù điêu bằng đá bạch ngọc ở Cố cung, miếu Thần Nông Trung Quốc được xây dựng bằng đá cẩm thạch là những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới đều bị mưa axit xâm thực mà gây ra những vết rạn đen.

Các chất gây mưa axit có lúc còn bay từ nơi khác tới. Ví dụ, mưa axit ở Canađa đến từ nước Mỹ. Mưa axit ở Trung Quốc ảnh hưởng đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Mưa axit đã trở thành tai họa chung không phân biệt biên giới quốc gia.

Từ khoá: Mưa axit; Độ pH; Tai họa chung.

Có phải côn trùng hình gáo là những côn trùng có ích không?

Côn trùng hình gáo là một thành viên có hình dáng rất kì lạ trong vương quốc côn trùng. Chúng giống như nửa quả bóng cao su bị cắt làm hai, hay giống như một cái gáo nước nhỏ, vì thế, côn trùng hình gáo có được cái tên như vậy.

Vì sao sắt lại bị gỉ?

Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hầu như các đồ vật bằng sắt bày trong viện bảo tàng đều bị gỉ loang lổ.

Tại sao một số vi sinh vật có thể giữ ni tơ?

Trong không khí có chứa một lượng lớn chất nitơ, đáng tiếc khí nitơ này ở trạng thái trơ, thực vật không thể trực tiếp sử dụng nó. Chỉ nhờ tác dụng...

Vì sao keo dán không khô được mọi người ưa thích?

Ngày nay keo dán đã trở thành một họ lớn có nhiều thành viên: Từ các sản phẩm người ta đã biết từ thời xa xưa như keo dán bằng nhựa cây, keo xương,...

Chim ngủ bằng cách nào?

Loài chim ngủ bằng cách nào? Tư thế ngủ ra sao? Ngủ ở đâu? Mỗi ngày ngủ bao nhiêu lâu? Đây đều là những vấn đề mà mọi người muốn biết.

Làm sao để nhận ra được các sao chính xác khi xem bản đồ sao?

Xem mặt tròn của bầu trời là hình chiếu mặt bằng thì bản đồ biểu thị vị trí, độ cao và hình thái của các sao gọi là bản đồ sao. Nó là một trong những...

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Hình dáng của vi sinh vật nào là nhỏ nhất?

Nếu như nói đến các thành viên có thân hình lớn nhất trong thế giới sinh vật thì hầu như tất cả mọi người đều biết dưới hải dương có cá voi, trên mặt đất có voi và còn có loại cây thông lớn thân cao đến 100 m.

Vì sao đô thị phải dùng khí đốt để thay thế khí than?

Năm 1999, UBND thành phố Thượng Hải đề ra phương án cải tạo nguồn khí đốt của thành phố, hoàn toàn lợi dụng nguồn khí đốt thiên nhiên rất dồi dào của...