Các kiến trúc nằm sâu dưới lòng đất có điều gì kỳ diệu?

Ngay từ thời cổ đại, tổ tiên chúng ta đều cư trú trong các hang động từ đời này sang đời khác. Cùng với sự văn minh và tiến bộ của xã hội, con người dần dần từ hang động đi ra ngoài, sống trong những cái nhà làm trên mặt đất. Song những năm gần đây, do các nguyên nhân như dân số tăng nhanh, đất đai canh tác thiếu thốn, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường v.v. "kiến trúc ngầm dưới lòng đất" lại trở thành một nhu cầu mới, nhiều nước đã bắt đầu chuyển một số công trình trong thành phố như trạm xử lý phế liệu, lò đốt rác, đường sắt cao tốc và trung tâm dự trữ nguồn năng lượng v.v. xuống xây dựng với quy mô lớn ở dưới lòng đất.

"Kiến trúc ngầm dưới lòng đất" không những chỉ là nơi sinh sống và làm việc của con người, nó còn bao gồm các công trình có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của con người, như giao thông, vui chơi giải trí. Đó là một không gian tương lai ngày càng trở thành trung tâm hoạt động, có tiềm lực rất lớn của loài người. Kỳ thực, "kiến trúc ngầm dưới lòng đất" có rất nhiều ưu điểm: Một là, có thể tiết kiệm rất nhiều đất xây dựng, làm dịu mâu thuẫn về đất canh tác bị lấn chiếm làm nhà ở; Hai là, nhà ở ở dưới lòng đất về mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, không bị ảnh hưởng của khí hậu, có thể tiết kiệm điện năng dùng để sưởi ấm mùa đông và hạ nhiệt mùa hè, làm dịu bớt nguy cơ khủng hoảng năng lượng; Ba là, có thể tiết kiệm hơn 1/2 vật liệu xây dựng, hơn nữa còn có khả năng phòng chống động đất rất tốt. Ngoài ra, nhà ở dưới lòng đất yên ắng, có thể tránh được tác hại về ô nhiễm môi trường và tiếng ồn, đồng thời có thể dễ đề phòng các tai nạn có thể xảy ra hơn so với ở trên mặt đất.

Năm 1994, ở Nhật Bản người ta đã xây ba bồn chứa dầu lớn nằm sâu dưới lòng đất 40 m so với mặt biển; trong quy hoạch của họ còn có 17 hạng mục giao thông vận tải tương đối lớn ở dưới lòng đất, trong đó bao gồm một đường cao tốc chạy xuyên ngang qua vịnh Tôkyô với giá xây dựng là 12 tỷ đô la Mỹ; ở Shiniuku người ta còn xây dựng một thành phố lớn dưới lòng đất, nhà ở chi chít dày đặc, đường giao thông toả khắp bốn phương tám hướng; có thành nhỏ kiểu Italia xây dựng theo phong cách kiến trúc thời kỳ Văn hoá phục hưng, có vườn rừng cỏ cây hoa lá um tùm, chim hót líu lo, có trung tâm buôn bán, hàng hoá lung linh ngợp mắt, ngoài ra còn có cả quảng trường rộng lớn hào hoa nữa!

Đồng thời với người Nhật "đào hang sâu", người Mỹ và người Châu Âu cũng đào ở tầng đất nông hơn. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở các bang Minnesota, Texas và thành phố Los Angeles của Mỹ đã có hơn một vạn hộ gia đình sinh sống ở dưới lòng đất, ở thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển đã có một phòng hoà nhạc ở dưới lòng đất và đang xây dựng một hồ chứa nước dưới đất, nhà máy xử lý nước bẩn của thành phố này cũng được dời xuống dưới lòng đất; thời kỳ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, thủ đô Paris nước Pháp xây dựng một khu thương nghiệp lớn dưới lòng đất; đồng thời nó kiêm luôn cả chức năng của một công viên, còn "Kim tự tháp kính" nổi tiếng do kiến trúc sư người gốc Hoa Bối Duật Minh xây dựng trước Cung điện Louvre, đã chuyển cửa vào của Viện bảo tàng đó xuống dưới lòng đất.

Mấy thế kỷ lại đây người Châu Âu chưa hề ngưng đào hang núi, đường hầm và xây dựng hệ thống đường tàu điện ngầm ở thành phố. Nhưng hiện nay, chiều sâu và chiều dài mà họ đào xuống lòng đất đã vượt qua bất cứ thời kỳ nào trước kia. Đường hầm qua biển Manche vừa thông xe không bao lâu, thì Đức và Đan Mạch bắt đầu đàm phán đào một đường hầm ở dưới eo biển Fehmarn, dùng đường sắt nối tiền Hambourg và Copenhague; Tây Ban Nha và Marốc cũng bàn bạc khả năng đào một đường hầm dưới đáy biển ở vùng phụ cận Gibraltar, còn các nhân viên công trình của Thuỵ Sĩ thì đang nghiên cứu tính khả thi về việc xây dựng đường tàu điện ngầm dưới núi Alpes nối liền giữa các thành phố, công trình này sẽ có thể rút ngắn hành trình giữa các thành phố lớn của Thuỵ Sĩ đến vài giờ đồng hồ.

Đương nhiên, sự phát triển của kiến trúc ngầm dưới lòng đất tồn tại nhiều vấn đề thực tế, như vấn đề áp lực của nước ở mặt đất, làm thế nào để duy trì không khí ở dưới lòng đất luôn luôn trong sạch, dễ thở; ngoài ra, còn cần phải có thời gian đầy đủ để dần dần thích nghi với ảnh hưởng về tâm lý và sinh lý do sống ở dưới lòng đất không nhìn thấy được ánh sáng tự nhiên. Mặc dù vậy, người ta vẫn muốn tin rằng: Sinh sống ở thế giới kỳ diệu dưới lòng đất, sẽ ngày càng trở nên tiện lợi dễ chịu, ngày càng đặc sắc phong phú.

Vì sao khi bị lạnh, người ta dễ bị tiêu chảy?

Dù mùa hè hay mùa đông, cơ thể bị lạnh sẽ dễ tiêu chảy. Tiêu chảy do lạnh khác với tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, viêm ruột, kiết lỵ.

Vì sao trẻ em ngày nay hay bị bệnh đường ruột?

Trước kia, trẻ em ít khi mắc bệnh đường tiêu hóa. Nhưng mấy năm gầm đây, số trẻ mắc các bệnh này tăng lên.

Vì sao hoá chất diệt cỏ lại diệt được cỏ dại?

Ở thôn quê, nếu chỉ dựa vào sức người để trừ cỏ thì đó là việc hết sức gian khổ. So với cây lương thực thì cỏ dại có sức sống mạnh hơn nhiều, không dễ...

Tại sao các tàu thuỷ lớn nặng như thế lại có thể nổi trên mặt nước?

Các tàu thuỷ lớn hiện đại đều làm bằng thép, thép nặng hơn nước sáu lần, phần lớn các hàng hoá chở ở trong tàu như lương thực, máy móc, vật liệu xây...

Vì sao gương cười khiến chúng ta bị biến hình?

Gương cười là loại gương khác hẳn với gương chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nó là loại gương có bề mặt rất bằng phẳng, khi soi vào hình của ta không bị biến hình, tỉ lệ độ to nhỏ cũng không thay đổi.

Tia chớp vì sao có hình dạng giống như “cây khô treo ngược”?

Khi mây mưa xuất hiện, tẩng mây mang điện âm, cảm ứng mặt đất mang điện dương, tia chớp đẩu tiên xuất hiện mang điện âm từ trên đám mây hướng xuống...

Vì sao gió ở trên cao thổi mạnh hơn ở dưới thấp?

Chúng ta thường đứng trên lẩu cao hoặc trên tháp cao sẽ cảm thấy gió mạnh hơn trên mặt đất, có thể thấy rằng tốc độ gió mạnh theo độ cao. Lấy thành...

Ngoài nguỵ trang màu sắc ra, tắc kè hoa còn có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù?

Biện pháp hiệu quả chống kẻ thù thường dùng nhất của tắc kè hoa chính là tiến hành nguỵ trang thay đổi màu sắc cơ thể, để đề phòng và đánh lừa kẻ địch.

Tại sao trước khi thiết kế công trình cần phải tiến hành thăm dò địa chất?

Thiết kế một công trình kiến trúc, dù là kiến trúc loại nhỏ một, hai tầng hay toà nhà mấy chục tầng, đều phải tính toán trọng lượng chung của công...