Tại sao hải li thích đắp đê?

Hà li còn được gọi là hải li, là một loài động vật cỡ trung bình, dài hơn nửa mét, nặng 20 kg. Đặc điểm lớn nhất của nó là thích sửa chữa đắp đập, vì vậy chúng được con người gọi là "động vật kiến trúc sư".

Hải li thường sống ở hang ven sông trong rừng, để làm cho hang ổ không bị nước sông cuốn đi, nên chúng có thói quen xây đập bên ngoài hang.

Đối với hải li có cơ thể không lớn lắm mà nói thì việc xây một chiếc đập ở sông là một công trình lớn, giống như con người xây dựng một công trình kiến trúc vậy. Trước tiên, hải li phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu xây dựng. Bước thứ nhất của việc xây đập là phá gỗ, hải li lợi dụng răng cửa sắc nhọn của nó để gặm đứt những cây gỗ ở gần bên sông trong rừng. Sau đó lựa chọn phương hướng tốt, để cây gỗ hướng về phía trong sông, đồng thời lợi dụng dòng nước để chuyển gỗ đến địa điểm xung quanh đập, sau đó cắm thẳng thân gỗ vào trong đất sét ở dưới nước để làm cọc gỗ. Tiếp đó, hải li lại chuyển những nguyên liệu như bùn lắng, đá, thân cây tương đối nhỏ, xếp đống lại thành cái đập. Các nhà động vật học khi quan sát hải li đắp đập đã phát hiện ra cái đập lớn nhất mà "động vật kiến trúc sư" này xây dựng có chiều dài 180 m, rộng 6 m, cao 3 m.

Sau khi đập được xây xong, khu vực nước trong đập này đã biến thành một hồ nước bình lặng, lúc này lại xây tổ ở chỗ bãi nông bên hồ này thì không cần phải lo lắng bị sự va đập của dòng nước.

Cái đập mà hải li xây được truyền từ đời này sang đời khác, đồng thời không ngừng được bảo vệ sửa chữa. Do mực nước sẽ không ngừng thay đổi, độ cao của chiếc đập cũng sẽ tăng giảm tương ứng theo.

Nếu như khi mực nước trong đập lên cao, có khả năng nhấn chìm cả hang ổ, thì hải li sẽ hạ thấp đập xuống một chút để cho nước tràn ra ngoài. Nếu đập bị tổn hại nghiêm trọng, thì hải li sẽ triệu tập bầy đàn để tiến hành sửa chữa đập.

Vì sao đêm đến hoa huệ mới toả hương ngào ngạt?

Tục ngữ ta có câu "hoa không phơi nắng không thơm", ấy là vì khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều....

Vì sao phải nghiên cứu mối quan hệ giữa cây trồng và khí hậu?

Cây trồng trong một năm trải qua các giai đoạn: mọc mầm, ra lá, nở hoa, kết quả, rụng lá. Năm này qua năm khác thường không thay đổi.

Tại sao chỗ da bị sâu róm đốt lại vừa đau vừa ngứa?

Khi bạn đi bộ trong rừng cây, hoặc đi chơi trong công viên, có lúc bỗng nhiên bị sâu róm đốt, thì bạn sẽ cảm thấy chỗ bị đốt vừa đau vừa ngứa, rất khó chịu.

Vì sao các thanh kiếm cổ bằng đồng đen không bị gỉ?

Vào năm 1965, Viện bảo tàng tỉnh Hồ Nam khai quật được một ngôi mộ cổ nước Sở tại Giang Lăng, đã tìm thấy hai thanh kiếm cổ phát sáng lấp lánh: Trên...

Tiếng vọng được hình thành như thế nào?

Nếu có chuyến du lịch đến vùng núi nào đó, bạn hãy hướng về phía vách đá dựng đứng và hét to một tiếng, sau 1 đến 2 giây, bạn có thể nghe thấy tiếng vọng dội trở lại, lặp lại tiếng nói của bạn.

Vì sao dạ dày không tự tiêu hóa mình?

Thực phẩm mà ta ăn vào trước hết phải qua miệng và thực quản, sau đó đi vào dạ dày - bộ phận lớn nhất của đường tiêu hóa. Dạ dày giống như một cái...

Người Ixraen có phải là người Do Thái không?

Nhắc đến Ixraen, người ta thường nghĩ đến người Do Thái hoặc các mâu thuẫn và xung đột giữa người Do Thái và người Ả Rập. Xu thế chung thường thống...

Bãi cá nhân tạo là thế nào?

Có một lần mấy nhà khoa học Italia trong quá trình điều tra biển vùng duyên hải Rơnaia phát hiện: ném ô tô hỏng xuống biển sẽ thu hút một lượng lớn...

Vì sao hai tàu thuỷ lớn chạy song song cùng chiều với tốc độ cao sẽ đâm vào nhau?

Tất cả người đi tàu trên biển và trên sông lớn đều biết điều này. Hai con thuyền không được phép chạy song song cùng tốc độ với nhau. Tại sao cần phải quy định như vậy?