Vì sao các bác sĩ phòng X-quang phải đeo yếm chì?

Tia X - quang hay còn gọi là tia Rơngen do nhà vật lý người Đức là Rơngen phát minh vào năm 1895. Loại tia bức xạ mắt không nhìn thấy này không chỉ xuyên qua giấy đen, thuỷ tinh mà còn có thể xuyên qua kim loại và cơ thể người, có thể làm phim giấy ảnh bị lộ sáng. Vì vậy tia X - quang trở thành phương tiện chẩn đoán quan trọng trong y học. Dùng phương pháp chẩn đoán bằng tia X - quang vừa rẻ tiền, tiện lợi, nhanh chóng có kết quả, nội khoa, xương, ngũ quan chỉ cần một tấm phim X - quang là các bác sĩ có thể nhìn được mọi tình hình bệnh tật.

Nhiều người rất lo sợ khi chiếu tia X - quang vào cơ thể. Chúng ta thường thấy các bác sĩ phục vụ ở phòng chiếu tia X - quang phải đeo tấm giáp bằng lá chì trông rất kỳ dị. Vì sao vậy? Bởi vì khi dùng phương pháp chiếu tia X - quang thường phải dùng các chất phóng xạ (hoặc ống phát tia X) làm nguồn phát tia X. Nhưng chất phóng xạ lại là con dao hai lưỡi: nó vừa có thể chẩn đoán bệnh, chữa trị bệnh nhưng đồng thời cũng gây cho cơ thể những tổn thất nghiêm trọng. Đó là vì các tia phóng xạ có thể gây tổn thương và giết chết các tế bào lành trong cơ thể. Nếu các tổ chức trong cơ thể chịu chiếu xạ của một liều lượng quá lớn các tia phóng xạ sẽ làm cho lượng lớn tế bào bị tử vong, nếu không có số tế bào mới đủ thay thế thì các tổ chức bị tia phóng xạ chiếu xạ sẽ bị hoại tử. Ngoài ra khi bị chiếu xạ quá liều lượng có thể làm cho một số tế bào thường xảy ra đột biến thành tế bào ung thư.

Nhưng chúng ta cũng đừng thần hồn nát thần tính chỉ tiếp xúc với một ít tia phóng xạ đã lo sợ. Nói chung chỉ tiếp xúc với một ít tia phóng xạ thì cũng không vấn đề gì đáng lo. Trên thực tế thì trong cơ thể vẫn chứa một ít các đồng vị phóng xạ tự nhiên. Bình quân một phút trong cơ thể người có thể xảy ra hàng vạn biến đổi phóng xạ. Các công trình kiến trúc đất đai, không khí, thức ăn… Ở quanh ta có chứa một số lượng chất phóng xạ nhất định. Bình quân hằng năm mỗi người chúng ta chịu một số lượng phóng xạ không lớn lắm, kể cả khi chiếu tia X, không hề ảnh hưởng tới sức khoẻ. Thế nhưng với những nhân viên phục vụ phòng chiếu X - quang nếu không có biện pháp bảo vệ thích đáng thì do hết ngày này tháng khác tiến hành chiếu tia X - cho bệnh nhân thì liều lượng chiếu xạ tích tụ sẽ có ảnh hưởng nguy hại đến sức khoẻ. Tia X có thể xuyên qua nhiều loại vật chất nhưng không xuyên qua chì nên các bác sĩ phòng X - quang mặc tấm áo chì với độ dày thích hợp, các tia X sẽ bị chì hấp thụ hoàn toàn và không xuyên qua người nên các bác sĩ sẽ không bị tia X gây hại.

Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là...

Tại sao nói sa mạc hóa sẽ đe dọa đến cuộc sống của con người?

Ngày 15 – 16/4/1998 tại Tây Bắc, Hoa Bắc, Đông Hoa Trung Quốc… xuất hiện những trận bão cát xưa nay hiếm có, tai họa này hầu như đã ảnh hưởng đến một...

Mặt trời có "chết" không?

Đối với con người mà nói, Mặt Trời chói sáng chắc chắn là thiên thể quan trọng nhất trong vũ trụ. Vạn vật sinh trưởng dựa vào Mặt Trời.

Vì sao khi cảm mạo, ta sẽ sổ mũi nước, tịt mũi và sốt cao?

Một trong những bệnh mà con người thường gặp nhất là cảm mạo. Có thể nói hầu như mỗi người, nhiều ít đều đã bị cảm mạo giày vò.

Có thể "dời" cả toà nhà đi được chăng?

Trong quá trình cải tạo thành phố, quy hoạch xây dựng mới thường mâu thuẫn với các công trình kiến trúc hiện có. Thông thường thì người ta dỡ bỏ nhà...

Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?

Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ: Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu...

Kim loại cũng biết mệt mỏi?

Con người khi làm việc nhiều sẽ có cảm giác mệt mỏi, đó là lúc cần được nghỉ ngơi. Lao động quá sức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng...

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Tại sao có thể trượt trên băng nhưng không thể trượt trên bề mặt thuỷ tinh?

Trượt băng là môn thể thao được nhiều người yêu thích. Khi vận động viên đi giày trượt băng họ có thể lướt như bay.