Tại sao máy tính phải có bộ nhớ chính?

Máy chính (khối hệ thống) của máy tính cấu tạo gồm bộ xử lý trung tâm (central processing unit) và bộ lưu trữ bên trong (gồm RAM và ROM). Bộ xử lí trung tâm khi vận hành thì trước hết phải lấy được số liệu, vận hành xong thì phải lưu trữ số liệu. Tốc độ vận hành của bộ xử lý trung tâm rất nhanh, nó đòi hỏi bộ phận lưu trữ và lấy số liệu cũng phải hoạt động nhanh. Nếu bộ phận lưu trữ và lấy số liệu (truy cập) có tốc độ vận hành chậm thì bộ xử lý trung tâm phải thường xuyên dừng lại để chờ. Như vậy thì tính ưu việt của máy tính nhanh chóng xử lý số liệu không còn phát huy được nữa. Bộ nhớ chính RAM chính là bộ phận mà bộ xử lý lưu trữ và lấy số liệu. Bộ nhớ chính có thời gian lưu trữ từ 0,05 micrô giây đến 0,2 micrô giây, nó có khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trữ và lấy số liệu của bộ vi xử lý.

Giờ đây bộ nhớ chính trong máy tính được chế tạo bằng vật liệu bán dẫn. Người ta thường quen gọi bộ nhớ chính là RAM (random access memory) - bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên hay trực tiếp (còn gọi là bộ nhớ truy cập bất kỳ). Những số liệu và thông tin dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ này có thể nạp vào và lấy ra bất kỳ lúc nào cần. Nhưng khi nguồn điện mất thì số liệu và tin đều mất theo. Bộ nhớ chỉ đọc ROM lại là một bộ nhớ thuộc loại khác. Nó có dung lượng nhỏ hơn RAM.

Người sử dụng khi chọn mua máy thường quan tâm đến số lượng và chất lượng của RAM. Đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tính năng của máy tính. Trước kia dung lượng của RAM trong máy vi tính chỉ khoảng 640 kB (1 kB = 1024 B) thì năm 1998 máy vi tính sản xuất ra có dung lượng bộ nhớ chính khoảng 64 MB (1 MB = 1024 kB), tốc độ truy cập cũng phải khoảng 0,01 μs (micro giây, 1 μs = một phần triệu giây).1

Trong bộ nhớ chính lại còn có những bộ nhớ nhỏ gọi là bộ phận lưu trữ, và thường thì không gọi chúng là bộ nhớ chính. Bộ phận lưu trữ này nằm trong bộ nhớ chính dùng để tính toán và lưu trữ số liệu, tốc độ truy cập số liệu của chúng cũng rất nhanh. Thế nhưng số lượng bộ phận lưu trữ trong bộ nhớ chính quá ít, lượng lưu trữ cũng không nhiều, chỉ có thể tạm thời lưu trữ một số kết quả trung gian trong khi tính toán.

Tuổi thọ có liên quan với môi trường không?

Các nhà sinh vật học phát hiện, nói chung tuổi thọ của sinh vật gấp 8 - 10 lần thời gian giới tính thành thục, chín muồi. Nếu căn cứ theo thời gian...

Vì sao khi dùng phương pháp gấp giấy ta lại dùng con số 0,618?

Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu cách thức tiến hành thí nghiệm theo phương án gấp giấy. Thế tại sao trong phương án thí nghiệm này ta lại dùng con số...

Tại sao điện thoại đồ chơi của trẻ em cũng có thể truyền tiếng nói?

Bạn đã bao giờ chơi trò trẻ con này chưa? Dùng hai chiếc vỏ đồ hộp bằng sắt, lấy đinh đục một lỗ nhỏ ở đáy mỗi hộp, dùng sợi dây chỉ dài khoảng 20m luồn và thắt nút mỗi đầu sợi chỉ vào lỗ xâu của một ống bơ.

Vì sao về mùa đông hay bị ngộ độc khí than?

Than đá trông đen thui, đen nhẻm mà lại là quý giá. Trong các xưởng sản xuất khí than, than đá là nguyên liệu để sản xuất khí đốt và nhiều sản phẩm...

Tại sao nói rác thải thông tin là mối nguy hại lớn chung cho xã hội?

Thông tin là một loại tài nguyên quan trọng trong xã hội. Cũng như các tài nguyên khác, trong tài nguyên thông tin cũng có những loại rác thải đủ...

Vì sao có thể dự đoán thời tiết qua hình dạng Mặt trăng?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ nói về thời tiết là dựa vào hình dạng Mặt trăng để dự báo sự thay đổi thời tiết. Ví dụ như “không sợ mồng...

Vì sao ban ngày không nhìn thấy sao?

Trong vũ trụ, tuyệt đại đa số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm lấp lánh. Nhưng chỉ vào xẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban...

Mùi hôi của động vật có tác dụng gì?

Trong lịch sử tiến hoá mấy tỉ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn những loại khác nhau, mà còn hình thành nên các kết cấu tổ chức khác nhau, khả năng khác nhau.

Vì sao cồn tinh khiết không diệt được vi khuẩn?

Dùng cồn để diệt vi khuẩn là một kiến thức thông thường ai cũng biết. Nhưng có điều lạ là trong y dược người ta chỉ dùng cồn 75% mà không dùng cồn...