Sử dụng bình nóng lạnh bằng khí đốt tự nhiên có thể nhiễm độc không?

Rất nhiều người biết rằng, khí đốt tự nhiên và gas chúng ta dùng trong gia đình có ưu điểm hơn hẳn khí than. Trước tiên, lượng nhiệt toả ra từ khí đốt tự nhiên cao hơn nhiều so với khí than. Hơn nữa, trong khí than có chứa thành phần CO độc hại còn thành phần chủ yếu của khí đốt tự nhiên lại là mêtan, không chứa CO. Vì thế, con người cảm thấy dùng khí đốt tự nhiên an toàn, không lo ngại trúng độc do hở khí than. Chính vì lẽ đó, khí đốt tự nhiên được rất nhiều quốc gia coi là nguồn “năng lượng xanh”.

Có thật là sử dụng khí đốt tự nhiên sẽ hoàn toàn yên tâm không? Sự thật chứng minh vấn đề không đơn giản như thế. Năm 1999, ở khu Phố Đông, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, các hộ gia đình lần lượt chuyển sang dùng ống dẫn khí đốt tự nhiên. Rất nhiều người cho rằng, như thế sẽ không xuất hiện tình trạng trúng độc khí than nữa. Nhưng mùa Đông năm đó, khí đốt tự nhiên ở khu Phố Đông lại liên tục “gây hoạ”, một lúc có tới chục trường hợp trúng độc và thiếu ôxi do sử dụng bình nóng lạnh khí đốt tự nhiên, trong số đó có những người vì nhiễm độc quá nặng mà tử vong.

Vì sao sử dụng bình nóng lạnh khí đốt tự nhiên lại có thể nhiễm độc? Nguyên nhân là, bình nước nóng sử dụng gas tiêu hao khối lượng gas khổng lồ. Trước đây, loại bình nóng lạnh sử dụng gas dùng phổ biến là thiết bị làm nóng cao tốc, chỉ một thời gian ngắn đã sản sinh ra nhiệt năng lớn, vì thế mà cũng rất nhanh tiêu hao một lượng lớn khí gas và ôxi, và cũng thải ra một lượng lớn khí thải tương đương. Lượng ôxi tiêu hao khi dùng khí đốt tự nhiên lớn hơn nhiều so với khi dùng khí than. Có thể hình dung thế này, khi đốt một lượng thể tích khí đốt tự nhiên ta cần tiêu hao tới 10 lần thể tích không khí. Bình nóng lạnh khí gas thời kỳ đầu ở Trung Quốc sản xuất đa phần là loại thải khí trực tiếp hoặc thông qua ống khói. Hình thức thải khí trực tiếp là thải ra ngay trong phòng, còn thải khí qua ống khói là thải khí ra ngoài phòng. Hai loại bình nóng lạnh khí gas này đều tiêu hao không khí trong phòng, vì vậy các thiết bị đốt cháy không được phép lắp đặt trong nhà tắm, nếu không dễ tạo nên hiện tượng cả thiết bị nóng lạnh và người sử dụng đồng thời bị thiếu ôxi. Thành phần của khí đốt tự nhiên tuy không chứa khí CO độc hại, nhưng khi tỉ lệ ôxi trong không khí bị thấp dưới mức nào đó, thì việc đốt cháy khí đốt tự nhiên cũng sẽ gặp khó khăn, ở điều kiện đó, việc đốt cháy khí đốt tự nhiên lại sản ra khí CO. Đây chính là lí do tạo thành khí độc CO khi sử dụng khí đốt tự nhiên không đúng cách. Đặc biệt là bình nóng lạnh khí gas loại thải khí trực tiếp. Khi lắp đặt thiết bị này trong một không gian hẹp hoặc thời gian sử dụng đã lâu, đồng thời lại sử dụng trong điều kiện phòng kín, không mở cửa sổ thì người sử dụng rất dễ bị thiếu không khí hay nhiễm độc. Bình nóng lạnh kiểu ống dẫn khói tuy có thể đưa khí thải ra ngoài phòng, nhưng dưới tình trạng phòng kín, bí khí, thì việc thải khí cũng trở nên khó khăn. Nếu đúng lúc đấy mà có luồng gió mạnh thổi ngược hướng, thì khí thải sẽ bị thổi trở lại vào trong phòng, và trong phòng sẽ bị ô nhiễm.

Vì thế, khi gia đình sử dụng bình nóng lạnh khí gas, nhất định phải lưu ý mấy điểm sau:

Không lắp đặt thiết bị nóng lạnh trong phòng tắm; khi sử dụng, phòng có lắp đặt thiết bị nóng lạnh cần thông hơi thoáng khí, và nhất thiết không nên đóng tất cả cửa sổ; Thời hạn sử dụng qui định của loại bình nóng lạnh thải khí trực tiếp và thải khí qua ống khói là 5-6 năm, cần chú ý thay thế những thiết bị đã quá cũ, quá thời hạn sử dụng, và phải chọn dùng những thiết bị nóng lạnh loại mới, an toàn như loại bình nóng lạnh kiểu cân bằng không khí, có thể tăng cường chức năng thải khí, lại có thể thông qua một đường ống khác, đưa không khí trong lành ngoài trời vào trong phòng. Cần định kì bảo dưỡng thiết bị nóng lạnh, loại bỏ mọi nguy cơ có thể gây hại cho người sử dụng. Tóm lại, chỉ cần sử dụng bình nóng lạnh một cách khoa học, hợp lí thì có thể tránh được những sự cố trúng độc đáng tiếc.

Tại sao trên tàu hỏa không nghe được đài rađiô nhưng lại gọi được điện thoại?

Những ai từng đi tàu hỏa đều có thể nghiệm thế này: nếu sử dụng rađiô tranzitor thì dù xoay hướng nào đều không bắt được các tiết mục đài phát thanh....

Vì sao phải đề phòng bệnh béo phì từ bé?

Cùng với mức sống được nâng cao, tỷ lệ bệnh béo phì có xu hướng tăng lên rõ rệt. Béo phì không

Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?

Vì sao trên đường ray xe lửa cứ cách một đoạn lại phải để một khoảng trống nhỏ?

Những người hay đi xe lửa đều biết rằng, cứ một khoảng thời gian ngắn lại nghe thấy âm thanh "lịch kịch" trên suốt chuyến đi. Khi quan sát kỹ trên đường ray, bạn sẽ phát hiện ra rằng cứ cách 10 m, ở giữa hai thanh ray lại có một khoảng cách nhỏ.

Vì sao tàu thuỷ bao giờ cũng cập bến ngược dòng?

Nếu bạn đi tàu thuỷ thì sẽ phát hiện một hiện tượng rất lí thú: mỗi khi tàu thuỷ muốn cập bến, bao giờ cũng đưa mũi tàu đón lấy dòng nước, từ từ nghiêng về phía bến tàu rồi mới yên ổn cập bến...

Có hay không có nghĩa địa thần bí của voi?

Hầu như tất cả các động vật có vú, sau khi chết đi, thi thể đều để ở đất hoang, nhưng trong rừng lại rất ít phát hiện thấy xác của voi. Con người khi...

Ngôi nhà tự động hóa là gì?

Nói tới ngôi nhà tự động hóa là người ta nghĩ ngay tới các đồ điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt tự động hoàn toàn, máy điều hòa nhiệt độ, ti vi, máy...

Đường sắt siêu dài không có khe nối khác với đường sắt thông thường như thế nào?

Trước kia mỗi lần đi tàu hoả, ta thường cảm thấy đoàn tàu không những rung động, toa tàu không ngừng va đập với đường ray, phát ra tiếng kêu "cắc cụp"...

Vì sao có động đất?

Bề mặt Trái Đất hầu như rất yên tĩnh, cho nên hễ nói đến động đất người ta luôn cho rằng đó là việc hiếm thấy. Thực ra hoàn toàn không phải thế.