Like
Share
Copy link
Trẻ sơ sinh ngoài đầu có tóc tốt ra, còn tất cả các bộ phận khác chỉ có lông tơ nhìn không rõ. Nhưng cá biệt cũng có những hài nhi vừa sinh ra trên toàn thân đã có lông dài dày đặc, người ta gọi là "em bé có lông".
Năm 1977, ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc có một hài nhi có lông. Ngoài sống mũi, môi, lòng bàn tay và lòng bàn chân ra, toàn thân đều mọc lông dài 2-3 cm. Tuy vẻ ngoài của em bé trông rất đáng sợ, nhưng các mặt khác vẫn bình thường, một tuổi em đã biết gọi bố mẹ, hai tuổi biết tự đi giày, 3 tuổi có thể rửa tay và giặt khăn mặt.
Hiện nay ở Trung Quốc có hơn 30 trẻ em có lông. Vì sao trên thân của chúng lại mọc nhiều lông dài đến thế? Câu trả lời của các nhà khoa học là: đó đều do hiện tượng phản tổ gây nên. Như ta đã biết, loài người từ loài vượn cổ tiến hóa mà ra, trên thân loài vượn cổ có lông dày và dài. Thai nhi thời kì 5-6 tháng tuổi toàn thân cũng mọc lông rất dày, bình thường đến tháng thứ 7 sẽ tự rụng hết. Nhưng có một số rất ít thai nhi vì ảnh hưởng di truyền hoặc vì một nguyên nhân nào đó mà lông thai không rụng, cho nên sau khi sinh ra trở thành em bé có lông.
Vì sao mây có màu sắc khác nhau?
Vì sao các chất có tinh bột có thể iến thành rượu và cồn tinh khiết?
Vì sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên?
Vì sao có người chỉ nhai một bên hàm?
Vi sinh vật có thể tự nhiên sinh sôi không?
Vì sao Hải vương tinh có lúc cách xa Mặt trời hơn Diêm vương tinh?
Làm thế nào để khai thác mangan vón cục dưới đáy biển?
Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?
Thế nào là "kiến trúc hộp"?