Vì sao có thể phóng vệ tinh từ máy bay?

Phóng vệ tinh chủ yếu dùng tên lửa phóng từ mặt đất, mấy năm gần đây người ta cũng bắt đầu dùng máy bay để phóng vệ tinh, tức là dùng máy bay đưa tên lửa loại nhỏ và vệ tinh lên một độ cao nhất định rồi khởi động tên lửa phóng vệ tinh vào quỹ đạo đã định.

Phóng vệ tinh từ trên không có rất nhiều ưu điểm. Trước hết là chi phí thấp, tối đa chỉ bằng 2/3 chi phí phóng từ mặt đất. Đó là vì tên lửa từ trên không đã nhận được tốc độ ban đầu và độ cao nhờ máy bay, do đó tiết kiệm được nhiều nhiên liệu quý báu. Thứ hai là thời gian chuẩn bị phóng ngắn. Tên lửa nhỏ chỉ cần mấy kỹ thuật viên mất vài tuần là chuẩn bị được. Thứ ba là phóng vệ tinh trên không không đòi hỏi một bệ phóng ở mặt đất có đầy đủ các thiết bị, cũng không bị ràng buộc của "cửa sổ phóng" và bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị mặt đất, bất cứ lúc nào cũng có thể bay từ một sân bay nào đó trên thế giới, khách hàng cũng có thể linh hoạt lựa chọn quỹ đạo vệ tinh của mình.

Ngày 5 tháng 4 năm 1990, Mỹ đã dùng máy bay hạng nặng "B-52" mang tên lửa "Chòm Phi mã" mang hai vệ tinh nhỏ phóng vào quỹ đạo, từ đó mở đầu cho phương pháp dùng máy bay phóng vệ tinh.

Đương nhiên phóng vệ tinh từ trên không cũng có những mặt hạn chế. Chủ yếu là vệ tinh không được nặng quá, quỹ đạo không được cao quá, đó là vì bị năng lực vận tải và độ cao của máy bay hạn chế. Nếu dùng máy bay vũ trụ thì có thể bổ cứu được hai nhược điểm này.

Các nhà khoa học dự đoán trong vòng 20 năm nữa toàn thế giới sẽ có nhu cầu phóng hàng ngàn vệ tinh, trong đó đa số là những vệ tinh nhỏ bay gần mặt đất, khối lượng chỉ mấy trăm kg, thậm chí mấy chục kg.

Những vệ tinh này tính năng tốt, giá cả rẻ, là chủ lực quân trong gia đình vệ tinh. Rất rõ ràng phương thức phóng vệ tinh từ trên không sẽ chiếm vị trí đáng kể trên thị trường phóng vệ tinh trong tương lai.

Voi biển và voi (rừng) có phải là họ hàng với nhau không?

Voi là động vật mà mọi người đều rất quen thuộc, trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp, hay là trong vườn bách thú đều có thể nhìn thấy bóng dáng của...

Vì sao nói Trung Quốc Đại Lục do nhiều vùng đất hợp thành?

Trung Quốc Đại lục là một vùng đất hoàn chỉnh. Đó là sự thật mà ai ai cũng biết.

Bệnh đau dạ dày có truyền nhiễm không?

Mọi người đều biết viêm gan, lao phổi đều là bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu nói đau dạ dày cũng truyền nhiễm thì lại cảm thấy khó tin. Thực ra, đó là...

Vì sao chạch lại nhả bọt?

Ở những ao đầm, mương, ngòi có nhiều cá chạch sinh sống, trên mặt nước thường có nhiều bóng khí. Nếu thả vài chục con chạch trong thùng nước, thì chỉ...

Cực quang là hiện tượng như thế nào?

Vào những đêm trời quang mây tạnh, trên vùng trời ở hai cực Trái đất thường liên tiếp xuất hiện những dải ánh sáng màu hồng, lam, vàng, tím..

Tại sao nói kiến trúc Sân vận động Thượng Hải có trình độ tiên tiến quốc tế?

Năm 1997, Đại hội thể dục thể thao lần thứ tám toàn Trung Quốc được cử hành rất rầm rộ và trọng thể ở thành phố Thượng Hải, lễ khai mạc diễn ra tại...

Vì sao bệnh "mắt gà chọi" thường không tự khỏi?

Ở người bình thường, hai mắt nhìn một vật, ảnh của vật thể đó in trên võng mạc của cả hai mắt, truyền lên trung khu thị giác ở não, chập lại làm thành...

Vì sao mùa mưa phùn phải đề phòng mốc ẩm?

Mưa phùn chủ yếu là chỉ thời tiết mưa dầm liên miên vào đầu mùa hạ ở khu vực sông Hoài trong một thời gian dài. Vì đó chính là mùa mai chín vàng, nên...

Vì sao đêm mùa hè có nhiều sao hơn đêm mùa Đông?

Những đêm hè trời quang, nhìn lên bẩu trời chúng ta sẽ thấy chi chít các vì sao và rành rành là nhiều hơn hẳn so với đêm mùa Đông. Tại sao vậy? Lý do...