Tại sao có thể lấy vi khuẩn để diệt côn trùng?

Vi khuẩn, ai nghe thấy cũng phải sợ, chúng là những vi sinh vật gây bệnh cho người. Vi khuẩn có rất nhiều chủng loại, nhưng không phải tất cả các loại vi khuẩn đều gây hại cho con người, có một số vô hại với người, có một số còn có ích với người. Vi khuẩn là một loại sinh vật, chúng cũng sinh trưởng, sinh sôi, khi chúng phụ thuộc hay kí sinh vào các sinh vật thể khác, chúng vừa hút chất dinh dưỡng ở kí chủ (sinh vật mà vi khuẩn sinh sống trên đó) để nuôi sống mình, đồng thời lại tiết ra một ít chất độc, khi chúng sinh sôi nhiều chất độc tích tụ lại gây hại cho kí chủ, cho nên vi khuẩn không những gây bệnh cho con người, còn gây bệnh cho cả động vật, thực vật.

Vi khuẩn có một tính kì lạ: chúng không phải kí sinh một cách không chọn lọc lên bất kì một sinh vật thể nào mà có chọn lọc kí sinh chủ phù hợp để kí sinh. Có một số vi khuẩn không hề kí sinh trên cơ thể người, mà kí sinh trên sinh vật thể khác phù hợp với nó. Qua nghiên cứu khoa học phát hiện, tỉ lệ chết của mỗi đời côn trùng là 80% - 99%, với nguyên nhân lớn là do sự lây nhiễm vi khuẩn. Hiện nay đã phát hiện có hơn 100 loại vi khuẩn có thể gây bệnh giết chết côn trùng. Vì vậy các nhà khoa học lợi dụng những vi khuẩn có hại với côn trùng để tiêu diệt côn trùng.

Ví dụ vi khuẩn bacillus thuringiensis có hiệu quả diệt côn trùng rất cao, loại trực khuẩn này là một gia tộc lớn của loài khuẩn nha bào, ít nhất gồm 17 loài biến chủng như vậy. Trong quá trình trao đổi chất chúng có thể sản sinh ra một loại độc chất có hại đối với côn trùng, trong đó chủ yếu là chất độc tinh thể, là một loại kết tinh protein độc tính rất mạnh. Sau khi côn trùng ăn phải thức ăn có vi khuẩn bacillus thuringiensis, các nha bào của trực khuẩn lập tức sinh sôi trong đường tiêu hóa của côn trùng, đồng thời sản sinh ra nhiều độc tố, khiến cho đường ruột của côn trùng bị tê liệt, sau mấy giờ côn trùng sẽ ngừng ăn, cơ thể cũng cuộn tròn lại, khuẩn ống nhanh chóng xâm nhập từ đường tiêu hóa vào “khoang máu” gây bệnh nhiễm trùng máu, côn trùng cũng từ đó mà bị chết. Từ lúc nhiễm khuẩn cho đến lúc chết mất khoảng 2 – 3 ngày. Vi khuẩn bacillus thuringiensis có thể phòng trị khoảng 400 loại côn trùng gây hại, đối với bộ côn trùng vảy có cánh gây uy hiếp chí mạng như sâu róm cây thông, sâu ngô, sâu đục thân,... hiệu quả trừ đạt 80%, nhưng nó cũng có hại như vậy với các loài tằm nhà và tằm thầu dầu, cho nên, khi sử dụng trực khuẩn này diệt côn trùng phải chú ý không để nhiễm vào cây dâu, cây thầu dầu. Thuốc trừ sâu dùng trực khuẩn bacillus thuringiensis chế tạo ra là một loại thuốc phấn màu trắng hoặc màu vàng nhạt, sử dụng rất thuận tiện. Côn trrùng bị vi khuẩn giết chết, trong cơ thể côn trùng vẫn còn lưu lại lượng lớn vi khuẩn, có thể tiếp tục lây lan sang các côn trùng gây hại khỏe mạnh khác, một người nông dân gom lại những côn trùng chết, nghiền nhỏ, hòa thêm nước rồi tưới lên nơi có côn trùng gây hại, như vậy cũng có tác dụng diệt sâu bệnh một cách hữu hiệu.

Tại sao cúc điềm điệp có thể tạo ra đường được?

Phàm là chất mà đầu lưỡi chúng ta cảm thấy ngọt chính là vị đường. Đường là một vị hầu như không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con...

Tại sao mỏ của loài chim lại có nhiều hình dạng?

Giống như các loài động vật khác, mỏ của loài chim có rất nhiều hình dạng. Ví dụ, mỏ của chim hạc to, dài và mảnh, tỏ ra rất khoẻ và có sức hơn đối với việc mò thức ăn ở chỗ nước nông và cặp chặt tôm cá cho khỏi trơn tuột.

Thế nào là “Băng tuyết khô”?

Trong một trò ảo thuật, nhà hóa học phủ túi vải vào miệng một bình thép lớn và mở van. Từ miệng bình bốc ra luồng tuyết màu trắng, lúc sau cả túi vải...

Sương mù được hình thành như thế nào?

Vào những ngày múa đông giá lạnh, thỉnh thoảng gió thổi nhẹ, trăng sao sáng vằng vặc, gẩn về sáng mở cửa sổ nhin ra ngoài, mái nhà, đồng cỏ toàn là...

Vì sao sâm Ngọc Linh lại quý như thế?

Không chỉ được mệnh danh là “Dược liệu Quốc bảo”, sâm Ngọc Linh Việt Nam còn được xếp là loài sâm quý nhất thế giới bởi sở hữu những hoạt chất quý mà không phải loại sâm nào cũng có.

Vì sao không thể nhập khẩu rác thải?

Mấy năm trước, vùng duyên hải Trung Quốc xôn xao dư luận sẽ nhập khẩu rác thải nước ngoài. Người ta xì xào thắc mắc không hiểu vì sao lại nhập rác...

Kim loại cũng biết mệt mỏi?

Con người khi làm việc nhiều sẽ có cảm giác mệt mỏi, đó là lúc cần được nghỉ ngơi. Lao động quá sức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng...

Tại sao các dòng sông đều uốn lượn?

Nếu nhìn trên bản đồ bạn sẽ thấy rằng, các dòng sông tự nhiên đều có hình uốn lượn. Trên thực tế cũng đúng như vậy.

Vì sao chó ngủ giấu mõm, mèo ngủ cài tai?

Tư thế ngủ của chó và mèo hoàn toàn khác nhau. Nếu chó thích dấu mõm xuống dưới chân trước, thì mèo ta lại bận bịu cài tai xuống chi trước.