Tại sao thuốc diệt cỏ lại phân biệt được cỏ tạp?

Cỏ tạp là đại nạn trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê, trong ngành sản xuất lương thực toàn thế giới, do hoa màu và cỏ tạp tranh nhau phân bón, nước, ánh sáng nên hàng năm làm giảm khoảng 10% sản lượng lương thực. Như vậy “kẻ địch mạnh” của cỏ tạp – thuốc diệt cỏ trong tay các nhà khoa học “thế hùng mà sống”.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc diệt cỏ, nhưng theo phương thức sử dụng, có thể phân làm hai loại: một loại mang tính diệt hết và một loại mang tính chọn lựa. Loại thuốc diệt có tính diệt hết như sodium, chlorate, hợp chất axit arsenic, sức diệt cỏ của loại này lớn, nhưng nhược điểm của nó là “tốt xấu bất phân”, “một đao giết gọn” làm cho các loại cây trồng khi gặp thuốc này đều đi vào chỗ chết, cho nên đa số người biết mà không dùng. Thuốc diệt cỏ này không thể dùng trong ruộng, chỉ có thể dùng diệt cỏ khai hoang và diệt cỏ trên đường.

Loại thuốc diệt cỏ có tính chọn lọc, giống như có mắt phân biệt vậy, nó có thể tìm diệt một cách có chọn lọc các loại cỏ tạp, mà không gây hại gì cho cây trồng. Hình thức diệt cỏ của nó đa dạng, có loại có độc đối với chất nguyên sinh của cỏ tạp, có thể gây trở ngại cho sự phân li tế bào; có loại khiến cho cỏ sinh trưởng kì dị; có loại hạn chế sự hoạt động của chất xúc tác hô hấp tế bào trong thân cỏ; có loại gây sự phân giải nhanh các chất dinh dưỡng trong thân cỏ; có loại hạn chế tác dụng quang hợp hoặc tác dụng trao đổi thay thế. Ví dụ như thuốc diệt cỏ simazin thường dùng. Nó sẽ ức chế tác dụng trao đổi chất của cỏ tạp, khiến cho cỏ tạp khô mà chết. Thuốc diệt cỏ tạp diuron và diquat có thể ức chế tác dụng quang hợp của cỏ tạp. Còn thuốc “2,4 – axit diclorophenoxyacetic” có thể diệt một cách có chọn lọc loài cỏ tạp hai lá mầm, mà không dễ giết loài cỏ lá đơn và gây hại đến hoa màu như các loại ngũ cốc, đó là sự lợi dụng khác biệt cực lớn về hình thái của loài cỏ tạp thực vật hai lá mầm và cỏ tạp lá đơn. Lúa nước và cỏ bo bo cùng thuộc một họ thực vật, nhưng do propanil có thể giết chết loài cỏ bo bo ở trong ruộng lúa mà không gây hại cho lúa, đó là trong thân lúa có một loại dung môi thủy phân có thể thủy phân propanil thành chất không độc, mà cỏ bo bo thì không có chất dung môi này nên sẽ bị tiêu diệt.

Trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng dùng nhiều nhất là loại thuốc diệt cỏ có tính chọn lọc, nó giống như Tôn Ngộ Không có đôi mắt lửa thần, có thể phân biệt chính xác cỏ tạp và hoa màu. Chủ yếu là do cỏ tạp và hoa màu về các mặt hình thái sinh lí của thời kì phát dục đều hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này sẽ sản sinh sức đề kháng khác nhau đối với thuốc vì thế mà đạt được hiệu quả diệt khác nhau. Đương nhiên cây trồng khác nhau chọn lọc loại thuốc diệt cỏ khác nhau.

Mấy năm gần đây, đã có một loại thuốc diệt cỏ gọi là glyphosate, nó chỉ giết cỏ tạp, không gây hại hoa màu. Đó là chuyện gì vậy? Đó là thành quả của việc vận dụng kĩ thuật cao mới để cải tạo cây trồng của các nhà công tác khoa học kĩ thuật. Họ thông qua một loạt các thí nghiệm nuôi trồng, EPSP của glyphosate đã hợp thành một loại gien xúc tác len vào trong cây thuốc lá, khiến cho cây thuốc lá có khả năng đề kháng với glyphosate. Dùng glyphosate phun lên cây thuốc lá sẽ xuất hiện kì tích làm mọi người kinh ngạc: cỏ tạp sẽ bị giết hết, nhưng cây thuốc lá lại bình yên vô sự, sinh trưởng khỏe mạnh.

Ngoài ra, các nhà khoa học kĩ thuật còn hợp thành EPSP kháng cỏ glyphosate thành gien xúc tác rồi chuyển vào trong tế bào của thực vật hoa thiên ngưu thấp, gien kháng lại thuốc diệt cỏ cũng đạt hiệu quả mong muốn. Vì thế, kĩ thuật này trở thành phương pháp cơ bản trong cây trồng lương thực có thể đề kháng với loại thuốc diệt cỏ.

Ngày nay, những nhà công tác khoa học kĩ thuật nông nghiệp đã thu được một số loại cây chuyển đổi gien như rau xanh, rau cải dầu, hoa bông, đậu tương... đề kháng với thuốc diệt cỏ, khiến cho thuốc diệt cỏ có thể phân biệt chính xác diệt loài cỏ tạp.

Vì sao xử lí không thích đáng loại rác thải nguy hiểm dễ gây nên tai họa?

Rác thải nguy hiểm tức là chỉ các vật phế thải có tính độc dễ bốc cháy, dễ hoen gỉ và có tính truyền nhiễm, hoặc có tính phóng xạ, trong các chất hóa...

Tại sao nói cây lan quân tử lại không phải là lan?

Lan quân tử là một loại thực vật thân thảo xanh tươi quanh năm, thường để bày biện trong các hội trường, phòng khách, thưởng thức trong gia đình. Từ...

Vì sao có lúc đỏ mặt, tía tai?

Ta thường có lúc đỏ mặt, tía tai. Ví dụ, lúc cảm thấy e thẹn, lúng túng do gặp một người lạ; khi đi thi gặp đề khó hoặc lần đầu bước lên bục giảng...

Sao chổi đâm nhau là thế nào?

Năm 1994 lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hàng nghìn, hàng vạn người tận mắt nhìn thấy một sự kiện trong vũ trụ xưa nay chưa hề xảy ra, đó là sao...

Vì sao miền Nam Trung Quốc nhiều mỏ kim loại màu còn miền Bắc nhiều mỏ năng lượng?

Nguồn khoáng sản của Trung Quốc rất phong phú. Những loại quặng trên thế giới đã phát hiện thì hầu như ở Trung Quốc đều tìm thấy nhưng sự phân bố rất...

Vì sao hợp kim niken lại được phát minh sớm hơn kim loại niken?

Vàng, bạc, sắt, đồng là những kim loại quen thuộc với chúng ta. Từ hơn 2000 năm trước, nhân dân lao động nhiều nước trong đó có Trung Quốc, Ai Cập, ấn...

Tại sao khi đi xe phải thắt dây an toàn?

Hiện nay, trên nhiều ô tô con đều có dây an toàn. Nếu bạn thường xuyên đi taxi bạn sẽ phát hiện, người lái taxi luôn tự giác thắt dây an toàn.

Vì sao việc tập cho mắt có thể giúp đề phòng cận thị?

Một đôi mắt bình thường vì sao dần dần lại biến thành cận thị? Nguyên nhân chủ yếu là bệnh nhân không dùng mắt hợp quy tắc vệ sinh. Nếu trong một thời...

Vì sao chỉ một phía Mặt Trăng luôn hướng về Trái đất?

Từ Trái Đất nhìn lên chỉ thấy một mặt của Mặt Trăng còn mặt kia giống như bị e thẹn mà luôn dấu đi, ta không nhìn thấy được. Cùng với sự phát triển...