Tại sao có quy định "lái xe ngồi bên trái đi theo hướng bên phải"?

Ở Trung Quốc, mọi người đã hình thành một thói quen: ở trên đường, xe cộ chạy về bên phải. Vì xe chạy về bên phải, nên ngồi ở bên trái càng dễ quan sát các xe ở đằng trước, đằng sau, bên phải bên trái, do đó, tay lái đặt ở bên trái xe. Vì vậy nên gọi là "lái xe ngồi bên trái, đi xe đường bên phải".

Luật lệ giao thông quy định xe cộ chạy về bên phải là xuất phát từ thời cách mạng Pháp thế kỷ XVIII, sau đó liên tiếp được nhiều nước Châu Âu và Mỹ sử dụng. Tuy nhiên, nước Anh, Nhật Bản và phần lớn các nước Châu á lại thực hiện quy tắc xe chạy về bên trái, trong các nước đó, tay lái đặt ở bên phải.

Thực ra, quy tắc "lái xe bên trái, chạy xe bên phải" không phải lúc nào cũng được thực hiện ở Trung Quốc. Trong thời gian từ Chiến tranh Nha phiến năm 1840 đến Kháng chiến chống Nhật thắng lợi năm 1945, xe cộ ở Trung Quốc đã từng có tình trạng lộn xộn: 60 năm chạy bên trái, 30 năm chạy bên phải.

Sau cuộc Chiến tranh Nha phiến năm 1840, đi đôi với việc ký kết "Điều ước Nam Kinh" với Anh và mở cửa năm hải cảng thông thương lớn, quy tắc xe chạy bên trái của Anh cũng được đưa vào Trung Quốc. Sau cuộc chiến tranh Giáp Ngọ năm 1894, loại xe kéo tay của Nhật Bản chạy lề bên trái cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với Trung Quốc. Năm 1900 sau khi liên quân tám nước xâm lược Trung Quốc, các cường quốc cát cứ, tô giới mọc lên khắp nơi. Trong hoàn cảnh đó, các loại ô tô lái trái chạy phải, lái phải chạy trái hình thành khắp Trung Quốc, tình trạng hỗn loạn đó kéo dài liên tục đến những năm 30 của thế kỷ XX. Ngày 24 tháng 12 năm 1934, Chính phủ Quốc dân hồi đó ban bố "quy tắc quản lý giao thông trên bộ", chính thức xác định "mọi xe cộ đều phải đi về bên trái", nhưng quy tắc đó chỉ thực hiện hơn 10 năm. Sau khi cuộc chiến tranh chống Nhật thắng lợi, vì các nước đồng minh để lại rất nhiều ô tô lái bên trái chạy bên phải, đồng thời, mọi người rất ác cảm đối với quy tắc chạy xe bên trái của bọn đế quốc xâm lược. Bộ Giao thông lúc đó đề ra quy tắc quy định "các xe cộ trong nội địa Trung Quốc chạy về bên phải", đến lúc đó mới thực hiện được quy tắc người và xe cộ đều đi về bên phải thống nhất trong cả nước.

Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, chế độ lái bên trái đi bên phải được tiếp tục thực hiện. Ngày 9/3/1988, Quốc vụ viện ban bố "Điều lệ quản lý Giao thông đường bộ của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", trong đó có quy định rõ ràng "lái xe, chăn dắt súc vật đều phải tôn trọng nguyên tắc đi về bên tay phải".

Vì sao lại xuất hiện nguy cơ về nguồn năng lượng?

Cùng với sản xuất công, nông nghiệp phát triển và mức sống nhân dân được nâng cao thì nguồn nguyên liệu và năng lượng tiêu hao ngày càng nhiều. Nếu...

Hoa văn trên cánh bướm có công dụng gì?

Có người gọi bướm là "bông hoa biết bay", đó là bởi vì trên hai đôi cánh của bướm thường có hoa văn đẹp rực rỡ.

Xe việt dã ở địa cực có gì khác với xe thông thường?

Tiến hành khảo sát khoa học ở hai cực của Trái Đất là một bước rất quan trọng và rất khó khăn của con người trong quá trình thăm dò môi trường sinh...

Trên Hoả Tinh có sông đào không?

Năm 1877 kỹ thuật quan trắc thiên văn đã có nhiều tiến bộ. Đó cũng là năm Hoả Tinh gần Trái Đất nhất, gọi là năm "đại xung".

Vì sao nói rừng ôn đới là kho báu bị lãng quên?

Những người am hiểu địa lí đều biết đến rừng nhiệt đới, nhưng chị em sinh đôi của rừng nhiệt đới là rừng ôn đới thì lại ít ai biết đến. Điều đó cũng...

Vì sao gọi Mỹ là “Quê hương gió rồng cuốn”?

Gió rồng cuốn (vòi rồng) thuộc loại thời tiết thiên tai. Nước Mỹ hằng năm phát sinh từ 1000 - 2000 trận gió rồng cuốn, bình quân mỗi ngày có năm trận.

Có biện pháp để dự báo động đất không?

Động đất mạnh có sức phá hoại rất ghê gớm. Con người để ngăn ngừa tổn thất, từ lâu đã mong muốn: có thể như dự báo thời tiết để dự báo động đất được...

Tại sao gọi là vĩ độ ngựa?

Đó là các vùng vĩ tuyến 30 35 độ trên hai bán cẩu, nơi gió lặng và khí hậu khô nóng. Vĩ độ ngựa ở bán cẩu bắc đôi khi còn được gọi là “vùng lặng Nam...

Vì sao nói "Ba người cùng đi với ta, ắt có một người là thầy ta"?

Chắc các bạn đã từng nghe câu nói: “Ba người cùng đi với ta ắt có người là thầy ta”. Đó là câu nói trong sách “Luận ngữ” trích lời nói của Khổng Tử,...