Làm sao mà Acximet biết vương miện của vua có pha bạc?

Acximet

Có một giai thoại rằng, thời Hy Lạp cổ đại, có một vị vua đã trao cho người thợ bạc của mình một ít vàng để anh ta làm vương miện. Người thợ bạc sau khi làm xong đã dâng lên nhà vua một chiếc vương miện có trọng lượng đúng bằng trọng lượng số vàng được giao. Nhưng, sau khi xem xét chiếc vương miện, nhà vua cảm thấy hơi là lạ, ông nghi người thợ bạc đã độn bạc thay vàng nhằm ăn bớt số vàng. Vì vậy, nhà vua đã ra lệnh cho nhà khoa học nổi tiếng Acximet điều tra làm rõ, nhưng không được phép làm hỏng vương miện.

Sau khi nhận lệnh, Acximet đã tìm mọi cách để giải quyết vấn đề này. Thời đó, con người đã biết, cùng một thể tích thì vàng nặng hơn bạc. Như vậy, nếu biết được thể tích của chiếc vương miện để so sánh khối lượng với một lượng vàng có cùng thể tích như vậy thì sẽ biết ngay trong vương miện có pha bạc hay không. Nhưng do vương miện có hình dạng phức tạp không có cách nào để tính được thể tích của nó, nên cũng không có cách nào để biết được vương miện có pha bạc hay không.

Nghĩ mãi không ra cách nào, cuối cùng mệt quá Acximet bỏ chiếc vương miện đấy để đi tắm. Đang lúc không để ý, ông nhảy vào bồn tắm làm cho nước trong bồn trào ra. Đột nhiên, Acximet nhảy ra khỏi bồn không kịp mặc quần áo chạy ra ngoài, vừa chạy vừa hét lên "Ơ ri ca, Ơ ri ca" (có nghĩa là: tìm ra rồi).

Ông trở về phòng thí nghiệm, đặt một một chiếc bình thí nghiệm vào trong chậu rồi đổ đầy nước vào bình. Sau đó, thả chiếc vương miện vào trong bình, nước trong bình trào ra chậu. Thể tích trào ra chính là thế tích chiếc vương miện. Ông cũng làm như vậy với một lượng vàng nguyên chất có cùng khối lượng. Kết quả là, thể tích vàng nguyên chất nhỏ hơn thể tích chiếc vương miện. Điều này chứng tỏ, vương miện không hoàn toàn được làm từ vàng. Vì nếu, chiếc vương miện được làm bằng vàng nguyên chất thì thể tích của nó phải bằng thể tích lượng vàng kia, nhưng thể tích của nó lớn hơn, vậy nó đã bị pha bạc.

Vì sao "Lacton đậu phụ" lại làm ngon miệng?

Đậu phụ là loại thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc, lan truyền rộng rãi sang một số nước phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam…. Đây là loại...

Vì sao phải khống chế "ô nhiễm màu trắng"?

Nhựa là loại nguyên liệu mới, chúng có nhiều ưu điểm như: nhẹ, không thấm nước, bền và giá rẻ. Từ ngày đồ nhựa ra đời đến nay chúng được dùng rộng rãi...

Loài người đã phát minh ra những thiết bị vũ trụ nào?

Từ thập kỷ 50 thế kỷ XX đến nay, ngày càng có nhiều thiết bị vũ trụ được đưa lên không trung. Thiết bị vũ trụ là các thiên thể nhân tạo do con người...

Vì sao khi khóc to, nước mũi chảy nhiều theo nước mắt?

Khi bị oan uổng hoặc trong lòng cảm thấy hờn tủi, nhịn không được, bạn sẽ khóc to. Từ bé đến lớn, bạn chắc đã khóc to nhiều lần.

Vì sao nói thành phố sinh thái là khu vực sinh sống lí tưởng của loài người?

Khu ăn ở lí tưởng của dân cư thành phố trong tương lai là thành phố sinh thái, tức con người và thiên nhiên chung sống hài hoà, vừa là vườn hoa, vừa...

Tại sao tàu phá băn có thể phá được băng?

Mỗi khi mùa đông đến, các vịnh cảng và mặt biển ở phương Bắc thường bị đóng băng, làm cản trở tàu bè đi lại. Để tiện cho việc tàu bè có thể ra vào...

Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?

Trong số các di vật văn hoá thời cổ đại khai quật được ở Trung Quốc, dù là ngọc, đồ gốm, đồ đất nung, đồ đồng thau, hay các bức vẽ, các bức điêu khắc...

Đường dây điện thoại có thể mắc sát với đường điện không?

Lắp đặt cho nhà mới, có người để giản tiện, thường cho chạy đường điện thoại song song với đường điện. Có vùng nông thôn, vì để tiết kiệm cột điện, mà...

Sạt núi xảy ra như thế nào?

Vùng Long Lăng tỉnh Vân Nam Trung Quốc từng liên tục xảy ra hai lần động đất mạnh với cấp 7,5 và 7,6 độ Richte. Động đất khiến cho một vùng núi trong...