Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có những dòng chữ vàng óng ánh.

Các chữ mạ vàng có thật bằng vàng không? Sự thực thì trừ một số rất ít các bộ sách quý, các chữ mạ vàng thực sự được chế tạo bằng những lá vàng dát rất mỏng, còn đại đa số là dùng "vàng giả". Vàng giả là hợp kim đồng - kẽm tạo thành. Đồng có màu tím, kẽm có màu trắng bạc, chúng tạo nên hợp kim có màu vàng của vàng kim loại. Vì vàng giả là đồ giả, nên để lâu trong không khí sẽ bị oxy hoá và bị xỉn màu. Người ta dùng hợp kim đồng - kẽm nghiền mịn rồi cho dầu sơn vào bột mịn hợp kim, các hạt nhỏ hợp kim sẽ được phủ một lớp mỏng sáp và sẽ không bị oxy hoá.

Ngày nay trên bìa cứng của nhiều quyển sách có các chữ vàng bằng lá nhôm mạ điện. Để chế tạo lá nhôm mạ điện, người ta dùng màng mỏng terilong, trải lên một lớp phẩm màu vàng, sau đó người ta mạ một lớp nhôm bằng cách phun hơi nhôm kim loại trong chân không thành lớp mỏng lên màng terilong. Bấy giờ ta sẽ có một lá mỏng màu vàng óng ánh.

Cho đến các lá bạc, đương nhiên cũng không phải bằng bạc thật mà cũng được làm bằng nhôm: Thuốc lá thơm, kẹo được bao gói bằng giấy bạc chính là loại nhôm lá. Nhôm lá cũng được chế tạo từ màng terilong, được phủ bằng lớp nhôm. Loại bếp Mặt Trời được chế tạo dưới dạng cái ô bạc sáng lấp lánh cũng chính là được chế tạo bằng lá nhôm này.

Tại sao nụ cây bông lại nở được ít?

Trên cây bông, rất nhiều những quả bông nở, nhưng cuối cùng thật sự có thể nở thành bông lại không nhiều, đại bộ phận đều rơi xuống đất khi chưa chín....

Vì sao phải phân loại để thu gom rác thải thành phố?

Cùng với sự phát triển của công nghiệp và mức sống ngày càng nâng cao, lượng rác thải cũng ngày càng tăng. Nên xử lí rác thải như thế nào đã trở thành...

Khi phía trước có thức ăn và có cả sự nguy hiểm thì mèo sẽ hành động ra sao?

Nó sẽ có những hành động mang tính mâu thuẫn như lùi về phía sau rồi lại tiến lên phía trước.

Bài toán “một trăm con gà” thế nào?

Vào thế kỉ thứ V ở Trung Quốc có bộ sách toán nổi tiếng là “Sách toán Trương Khâu Kiện” trong đó có bài toán trăm con gà. Đem 100 đồng mua 100 con gà,...

Vì sao đêm đến hoa huệ mới toả hương ngào ngạt?

Tục ngữ ta có câu "hoa không phơi nắng không thơm", ấy là vì khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều....

Tại sao các kiến trúc cao tầng nếu xây dựng tầng hầm ở dưới thì có thể thay cho đóng cọc?

Muốn làm nhà trước hết phải xây dựng móng, móng phải thật vững chắc thì nhà mới ổn định được. Vì vậy, hàm nghĩa của cụm từ "đặt nền móng vững chắc...

Vì sao da người già thường nổi nếp nhăn?

Da người già thường nổi nếp nhăn, càng già càng nhăn nheo. Đương nhiên là người béo và người bảo dưỡng da tốt thì sẽ ít nếp nhăn hơn.

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Âm thanh trong phích nước từ đâu ra?

Ghé sát tai vào phích nước rỗng, bạn sẽ thấy âm thanh o o như tiếng gió lùa. Phích kín như vậy thì gió ở đâu ra nhỉ.