Con người có "mắt thứ ba" không?

Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba". Con mắt này rất sắc sảo, cho dù Tôn Ngộ Không biến đi đâu, thành vật gì đều bị Nhị Lang phát hiện. Đương nhiên đó chỉ là chuyện thần thoại.

Con người thực chất có "mắt thứ ba" không? Các nhà khoa học đã phát hiện "mắt thứ ba" trên thực tế là một hạt giống như hạt quả thông, nằm sâu chính giữa đầu, to bằng hạt đâu, cho nên gọi là "hạt thông". Nhưng con mắt này không thể nhìn thấy các vật như con mắt bình thường, tức là nó không có đầy đủ thị lực bình thường.

Vậy nó có tác dụng gì? Ngày nay, người ta đã biết được trong cơ thể có đồng hồ sinh học rất kỳ diệu. Có người không dùng chuông đồng hồ báo thức mà sáng vẫn dậy đúng giờ, chỉ chênh vài ba phút.

Đó chính là nhờ đồng hồ sinh học. Các nhà khoa học phát hiện "hạt thông" chính là đồng hồ sinh học trong cơ thể. Ban đêm, nó sản sinh ra một chất kích thích gọi là chất thoát đen. Ban ngày, nó tự động ngừng sản sinh chất này; do đó con người có thể cảm biết được sự thay đổi của ngày đêm.

Ngoài ra, chất thoát đen mà "hạt thông" tiết ra còn có tác dụng khống chế công năng sinh dục của con người. Các nghiên cứu đã chứng tỏ nó có thể khống chế sự phát triển của tuyến giới tính trong thời kỳ niên thiếu. Đến một thời kỳ nhất định nó sẽ xóa bỏ sự khống chế này để cho thời kỳ thanh xuân đến. Ngày nay, thời kỳ thanh xuân của thiếu niên thường đến sớm. Một trong các nguyên nhân quan trọng là vào ban đêm, thời gian chiếu sáng kéo dài, làm cho chất thoát đen được sản sinh ra ít, khiến thời gian khống chế tuyến giới tính bị rút ngắn.

Mỗi mẫu sẽ thu hoạch được bao nhiêu lương thực?

Tục ngữ có câu: “Có thực mới vực được đạo”. “Thực” ở đây chủ yếu là bắt nguồn từ cây lương thực như thóc, mì.

Vì sao tuyết rơi cũng có lúc có sấm?

Có một tối đầu xuân, khu vực Trung, hạ lưu Trường Giang, Trung Quốc gió thổi ngược ù ù. Tuyết rơi mùa xuân rất ít gặp.

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?

Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy?

Tại sao từ cây thông có thể lấy được hương thông?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn quen với nhựa colophan và dầu thông được luyện từ hương thông. Nếu bạn đi đường hoặc đá bóng không may bị đau...

Tại sao dùng vòm cuốn có thể vượt qua khoảng cách lớn hơn so với dùng dầm?

Khi khẩu độ rất lớn, thường phải dùng dầm vừa dày vừa to, nhưng thế thì trọng lượng bản thân của dầm lại càng tăng lên nhiều. Một dầm đá có diện tích...

Vì sao mây có màu sắc khác nhau?

Chắc bạn đã nhìn thấy mây có nhiều màu sắc. Có đám trắng mịn như bông, có đám đen xịt, có đám xám nhờ nhờ, có đám màu hồng hoặc màu tím, v.

Vì sao có người dễ say rượu, có người khó say?

Sau khi uống rượu, từng người có những biểu hiện khác nhau. Người tửu lượng ít chỉ cần uống mấy ngụm là mặt đỏ bừng, thậm chí choáng đầu, tim đập...

Vì sao một số người đầu có gầu nhiêu?

Gầu là sản phẩm đào thải của da đầu, mỗi người đều có. Thông thường, nó không gây cảm giác gì đặc biệt nhưng nếu quá nhiều, nó sẽ gây ngứa và ảnh...