Vì sao nhà máy xử lí nước thải có thể phát điện?

Người ta thường nghĩ giữa nhà máy xử lí nước thải và nhà máy phát điện không có mối liên quan gì với nhau. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và ý thức bảo vệ môi trường được tăng cường, nhà máy xử lí nước thải không những có thể xử lí nước ô nhiễm mà còn có thể biến các chất hữu cơ trong nước thải thành nguồn năng lượng dùng để phát điện.

Năm 1980, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ báo cho chính quyền thành phố Los Angeles, yêu cầu họ phải nâng cao chất lượng xử lí nước thải, nếu không nhà nước sẽ cấm không cho họ thải nước chưa qua xử lí ra Thái Bình Dương. Do đó chính quyền thành phố Los Angeles đã cải tiến nhà máy xử lí nước thải, đầu tư hàng trăm triệu đô la để mở rộng nhà máy nước thải. Sau khi nhà máy xử lí nước thải được cải tạo thì chất lượng nước thải ra hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn. Điều đáng quý hơn là họ đã lợi dụng bùn lưu lại sau khi xử lí để phát điện, thực hiện biến chất bỏ đi thành của quý.

Năm 1985, nhà máy xử lí nước thải Los Angeles đi vào hoạt động, hằng ngày có thể xử lí hàng trăm triệu galon (tương đương 3,785 triệu mét khối chất bùn, chất này thu được từ xử lí nước thải ô nhiễm ban đầu). Sau đó gia công chất bùn này thành nhiên liệu, đồng thời khi nước thải thông qua 18 loài vi sinh vật lên men còn có thể sản sinh ra một lượng lớn khí mêtan. Hai loại nhiên liệu này đều có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, công suất đạt 25.000 kW. Sản lượng điện này ngoài 60% dùng cho nhà máy còn 40% thừa để cung cấp cho các xí nghiệp khác.

Gia công bùn thải thành nhiên liệu cần phải lắp đặt một số thiết bị bốc hơi. Dùng thiết bị bốc hơi còn tiết kiệm được từ 25% - 30% năng lượng so với dùng thiết bị sấy khô. Bùn thải sau khi được sấy khô trở thành một loại bột, bột này là loại nhiên liệu rất tốt. Chúng được đưa vào một thiết bị làm thành dung dịch lỏng để khí hoá sau đó cho cháy trong điều kiện thiếu oxi, lợi dụng năng lượng nó sản sinh ra để chạy tuabin máy phát điện. Dùng phương pháp đốt nhiên liệu này sẽ nâng cao hiệu suất nhiệt rất nhiều và giảm thấp các hợp chất nitrorua gây ô nhiễm môi trường.

Từ khoá: Phát điện bằng bùn chất ô nhiễm; Khí mêtan.

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta sản xuất ra bao nhiêu nước bọt? Một chén nhỏ hay 1 lít?

Câu trả lời đúng là trên một lít. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần rất nhiều nước bọt.

Trong lòng Trái Đất như thế nào?

Ngày nay con người đã có thể lên Mặt Trăng để thăm dò, khám phá, nhưng trong lòng Trái Đất ra sao thì hiểu biết còn rất ít. Lấy những giếng khoan dầu...

Jesus có thật hay không?

Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải...

Tại sao long diên hương chỉ ở trong bụng của cá nhà táng?

Theo sách vở ghi chép lại, ngày 3 tháng 12 năm 1912, một Công ti săn bắt cá voi của Nauy đã bắt được một con cá nhà táng trong khu vực nước ở...

Sau khi trâu, bò và dê ăn xong cỏ, tại sao miệng không ngừng nhai?

Trâu, bò và dê khi đang nghỉ ngơi hoặc nằm nghỉ trên đất, miệng của chúng nhai liên tục, giống như đang ăn một thứ rất khó nghiền nát.

Tại sao chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng?

Tất cả những núi cao đều là trùng điệp liền nhau, nơi hang động, khe núi sâu, địa hình cao thấp không bằng nhau làm cho khí hậu ở những vùng này có sự...

Vì sao lưỡi có thể biết được hương vị thức ăn?

Có người gọi đầu lưỡi là "máy nếm". Quả đúng thế, các vị chua, cay, đắng, ngọt, bùi của thức ăn trước hết đều do lưỡi thưởng thức.

Động vật trút giận như thế nào?

Ăn miếng trả miếng, đó là phản ứng thường gặp khi xung đột giữa hai con vật xảy ra. Song có khi, chúng lại đưa ra một số động tác kỳ quặc, chuyển "cục...

Vì sao ở các thành phố công nghiệp lại có ô nhiễm quang hoá?

Vào năm 1943, ở thành phố Los Angeles của nước Mỹ bỗng nhiên có đám khói mù màu xanh nhạt bay chầm chậm trên bầu trời. Không ít cư dân trong thành phố...