Tại sao nấm sinh trưởng không cần ánh sáng?

Nấm là tên gọi chung cho mấy loài thực khuẩn. Chúng chứa chất dinh dưỡng phong phú và nhiều loại axit amin, mùi vị thơm ngon được coi là “kho chất dinh dưỡng”, là một trong những thực phẩm được con người yêu thích.

Nấm lại là thực vật đặc biệt. Nói nó đặc biệt là xét về hình dáng bên ngoài của nó, có cây thẳng đẹp, có cây lại méo mó xấu xí, có cây to như cái chậu, có cây lại nhỏ như cái đinh mũ, có cây có vị thơm ngon như thịt gà, có cây lại cay... Nếu xét về tập tính sinh trưởng, nó cũng có những điểm khác nhau. Người xưa có câu “vạn vật sinh trưởng nhờ Mặt Trời”, nhưng nấm lại thích sinh trưởng trong bóng râm, không cần ánh sáng. Tại sao lại như vậy?

Nấm vốn là một loại thực khuẩn (ăn rỗng), tính hiếu kì, chúng không có chất diệp lục, không giống như những thực vật xanh khác nhờ sự quang hợp tạo ra chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng mà dựa vào tơ khuẩn phân giải, hấp thụ một số chất hữu cơ, chất khoáng trong chất cấy vi sinh vật để sinh sôi mạnh hơn. Do nấm có chức năng sinh lí và cấu tạo đặc biệt này nên nấm không cần ánh sáng mà vẫn có thể sinh trưởng bình thường.

Sự sinh trưởng của nấm có quan hệ phối hợp mật thiết với nguyên liệu chất cấy, thông thường lấy phân, cỏ chất đống đã lên men ở nhiệt độ cao, rơm cỏ thường là cỏ lúa, thân lúa mì đã phơi khô, phân thì quen dùng phân ngựa, phân bò, tỉ lệ của nó 6: 4 hoặc 1: 1 là tốt. Có một số nơi cũng dùng vỏ hạt bỏng làm nguyên liệu chất cấy vi sinh vật.

Côn trùng bảo vệ mình bằng cách nào?

Trong các loài vật hiện có trên Trái Đất, côn trùng chiếm khoảng 80%, có thể nói rằng, trong lịch sử biến hoá mấy tỉ năm của giới động vật, côn trùng là đông nhất.

Vì sao khi bứng cây đi phải cắt bớt một phần cành lá?

Khi trồng cây, người ta thường tỉa và cắt bớt một phần cành lá cây giống mới đem trồng, cá biệt có nơi khi trồng cây lá rộng, còn phải cắt đi một nửa...

Nguồn điện trên thiết bị vũ trụ từ đâu mà có?

Thiết bị vũ trụ sau khi được tên lửa phóng vào quỹ đạo phải dựa vào nguồn điện của mình để làm việc.

Vì sao lấy ngày 5/6 làm "Ngày môi trường thế giới"?

Dưới ảnh hưởng của những hoạt động “Ngày Trái Đất”, ngày 5/6/1972 ở Xtốckhôm Thụy Điển, Liên hợp quốc đã triệu tập Hội nghị nhân loại với môi trường....

Điện thoại phiên dịch và phiên dịch điện thoại là một chăng?

Trong giao lưu quốc tế, nếu chỉ biết có tiếng mẹ đẻ thì dù bạn đi đâu rào cản ngôn ngữ cũng trở thành kẻ thù trên chặng đường lữ du này. Lúc này nhân...

Vì sao có thể đeo kính sát tròng trong mắt?

Kính thông thường phải có gọng để đeo vào tai. Nhờ có kính mà người đeo cải thiện được thị lực, nhưng cũng có nhiều phiền phức.

Vì sao cục tuyết càng lăn xa càng to ra?

Cục tuyết càng lăn càng to thường được mọi người giải thích là dựa vào lực kết dính trong quá trình lăn. Tuyết lăn trên mặt đất sẽ dính vào và to ra.

Sao Hải vương được phát hiện nhờ toán học như thế nào?

Có chín hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời. Hầu như việc phát hiện mỗi hành tinh đều gợi sự chú ý đặc biệt của mọi người.

Vì sao trời mưa lại ngủ ngon hơn?

Khi trời mưa, bầu trời có xu hướng âm u, tối hơn bình thường. Khi đó cơ thể ta sẽ bắt đầu lầm lẫn với khi trời tối, cơ thể sẽ dựa theo cơ chế vận hành mà tiết ra lượng hooc môn Melatonin gây buồn ngủ nhiều hơn