Tại sao tỏi có tác dụng kháng khuẩn?

Nói đến tỏi mọi người đều quen thuộc. Thân củ tỏi màu trắng, có củ vỏ tím, có củ vỏ trắng, khi rán cá cho hai nhánh tỏi vào có thể loại bỏ mùi tanh, còn có thể tăng vị thơm của cá. Trong xì dầu cho một ít tỏi giã dập có thể tránh cho xì dầu “lên váng”. Mùa xuân hè, những cọng tỏi xanh mượt là một loại rau tốt được mọi người ưa thích.

Củ tỏi ngoài làm rau ra cũng là một vị thuốc tốt chữa bệnh của con người. Ở thời đại Ai Cập cổ, Hi Lạp cổ, con người dùng tỏi để phòng bệnh truyền nhiễm, trị bệnh đường ruột. Tục ngữ nói “bệnh từ miệng mà ra”, nếu trong mồm nhai nát một nhánh tỏi tươi, thì có thể tiêu trừ vi khuẩn bệnh trong khoang miệng. Tỏi còn có thể phòng trừ côn trùng gây hại, gây bệnh cho cây nông nghiệp, ép những nhánh tỏi nát ra, cho thêm nước, tưới lên cây bông, có thể trừ bệnh rầy bông.

Tỏi có thể diệt khuẩn, phòng trừ côn trùng gây hại cho cây trồng là do nó có một loại dầu bốc hơi gọi là chất cay của tỏi hay gọi tắt là “chất tỏi”. Chất này có khả năng diệt các loại thực khuẩn, vi khuẩn, virut cực mạnh. Các nhà khoa học từng làm một thí nghiệm: ép tỏi tươi nát ra, dùng ống nhỏ hút lấy nước tỏi ép nhỏ vào chất cấy vi sinh vật mang nhiều trực khuẩn thương hàn, một lúc sau quan sát dưới kính hiển vi, phàm là những nơi nước tỏi ép chảy qua, trực khuẩn thương hàn đều chết hết. Uy lực diệt khuẩn của tỏi cực kì mạnh, gần như gấp 100 lần pênixilin. Thời kì đại chiến thế giới thứ 2, các bác sĩ của Liên Xô cũ dùng tỏi chế thuốc cứu được vô số sinh mạng của các chiến sĩ chống phát xít.

Tỏi còn chứa rất nhiều những nguyên tố vi lượng giecmani và sêlen, có rất nhiều công dụng đối với việc phòng trừ các bệnh về vành tim, não, huyết quản và ung thư. Người ta thường ăn tỏi sẽ không dễ bị mắc bệnh về tim bởi vì chất sêlen có trong tỏi có thể bảo vệ tim mạch, giảm lượng colexteron trong máu, trị bệnh huyết áp cao. Chất giecmani có thể tăng khả năng tiêu hóa của thực bào không những có thể ăn vi khuẩn gây bệnh mà còn có thể ăn hết từng tế bào ung thư, có tác dụng chống ung thư, phòng ung thư trong con người. Chính vì tỏi có nhiều công dụng đối với cơ thể con người như vậy, cho nên trên thế giới lưu hành rất nhiều thức ăn có tỏi như bánh mì tỏi, mứt hoa quả tỏi, kem tỏi, bánh tỏi, rượu tỏi... Tỏi mặc dù có rất nhiều công dụng nhưng “mùi hôi” của nó cũng khiến cho nhiều người tránh xa. Kì thực mùi hôi của tỏi không đáng sợ, chỉ cần ngậm mấy nhánh chè trong miệng là có thể trừ hết. Những nhà trồng rau để khắc phục nhược điểm vị hôi của tỏi đã nuôi trồng loại tỏi không có mùi hôi và thu được thành công.

Tại sao người máy có thể làm việc trên vũ trụ?

Khai thác và sử dụng tài nguyên vũ trụ là một nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng của loài người. Thế kỉ XX với sự phát triển của kĩ thuật du hành vũ...

Vì sao trẻ em ngày nay hay bị bệnh đường ruột?

Trước kia, trẻ em ít khi mắc bệnh đường tiêu hóa. Nhưng mấy năm gầm đây, số trẻ mắc các bệnh này tăng lên.

Vì sao nước sông Hoàng Hà lại vàng?

Hoàng Hà nước đục, hàm lượng cát nhiều nổi tiếng thế giới. Song người ta coi Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa.

Tại sao giữa cần gạt của xe điện bánh hơi và đường dây điện trên không có khi tóe ra tia lửa xanh?

Trong đời sống hằng ngày, nếu quan sát tỉ mỉ ngọn lửa, chúng ta có thể phát hiện các vật cháy khác nhau sẽ phát ra ngọn lửa có màu sắc khác nhau....

Tại sao sử dụng mùi vị khác nhau có thể diệt những loại côn trùng gây hại khác nhau?

Con người trong quá trình tìm cách tiêu diệt côn trùng có hại, đã hiểu rằng tất cả côn trùng đều có khả năng căn cứ vào mùi vị để tìm thức ăn, khả...

Tại sao lại nảy sinh cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba?

Cuba là một đảo quốc nằm trên vịnh Ca-ribê, nằm vào khoảng giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ, cách bang Flo-rida của Mỹ chỉ vài chục hải lý. Nơi đây rừng và tài...

Tại sao gọi cây xương rồng Saguaros là “người khổng lồ” của sa mạc

Với chiều cao trung bình 9,1 đến 13,3 mét, có cây cao vọt lên tới 15,5 mét, xương rồng Saguaros nổi bật trên sa mạc hoang vắng với những thân cây cao...

Tại sao có một số côn trùng lại có thể biến thành con nhộng, còn một số khác lại không?

Những người đã từng nuôi tằm đều biết, trong suốt cuộc đời của con tằm sẽ có mấy lần thay đổi hình dạng.

Vì sao đá quý lại có nhiều màu sắc?

Đá quý có nhiều màu sắc lấp lánh gợi sự ham thích của mọi người. Vẻ đẹp kỳ lạ của đá quý do đâu mà có? Qua các phân tích hoá học và phân tích quang...