Cá ăn thịt người có sinh sống ở vùng Giang Nam Trung Quốc không?

Nói đến loài cá ăn thịt người, mọi người đều hình dung đó là loài cá mập hung dữ hoặc là loài hổ kình tính tình hung bạo, thân hình to lớn... Chúng đều là những loài "mãnh thú" của biển sâu. Nhưng có một loài cá chỉ dài chừng 20 cm lại là "bá vương" của vùng nước ngọt.

Loại cá bụng hồng này được gọi là "hổ dưới nước", nó có bộ răng hình tam giác sắc nhọn, sinh sống ở lưu vực sông Amazon - Châu Nam Mĩ. Nó nổi tiếng ở việc ăn thịt người. Đã có một bộ phim tài liệu quay được cảnh tượng rùng rợn: một mục đồng phải đưa đàn trâu qua sông nên đã tách một con trâu ra khỏi đàn và đi qua sông theo hướng khác. Đây là "kế điệu hổ li sơn" nhằm đánh lạc hướng đàn cá ăn thịt người, người mục đồng nhanh chóng đuổi bầy trâu qua sông. Còn con trâu làm "vật hi sinh" kia trong chốc lát đã bị đàn cá hung tàn rỉa sạch chỉ còn sót lại bộ xương và bãi máu đỏ ngòm...

Nhưng điều làm cho mọi người kinh sợ là cá ăn thịt người đã lặng lẽ tới vùng Giang Nam - Trung Quốc. ở một số chợ thuỷ sản và những nhà hàng đã thấy bóng dáng của loài cá này. Người Trung Quốc gọi nó là "hồng xương". Vẻ ngoài của nó khá đẹp, thịt cũng ngon nhưng nếu đã biết "bộ mặt thật" của nó thì không có hứng thú gì với loại cá này. Hơn nữa, chỉ cần tưởng tượng nếu ở vùng nước Giang Nam mênh mông kia ta đang du ngoạn mà gặp phải "sát thủ dưới nước" thì không chỉ ngành ngư nghiệp bị thiệt hại mà còn luôn bị lo lắng rình rập: Khi bơi lội tung tăng bất chợt bị cá ăn thịt người tấn công, khi đó con người sẽ phải trả giá.

Vậy cá ăn thịt người có thể tồn tại và sinh sôi ở vùng nước Giang Nam - Trung Quốc không? Đối với vấn đề này, các chuyên gia về cá đã điều tra và phân tích cho biết: Cá ăn thịt người muốn tồn tại và sinh sôi được phải ở môi trường nước có nhiệt độ từ 20oC trở lên, nó chỉ thích hợp ở vùng nước nhiệt đới, nếu nhiệt độ quá thấp thì nó không sinh sống được. Vì vậy, cá ăn thịt người ở vùng Giang Nam chỉ có thể sống trong bể nuôi cá chứ không thể "định cư" ở vùng ôn đới.

Cá ăn thịt người bị cấm nhập cảnh ở nhiều nước. Nhưng cá vào được Trung Quốc có thể do vẻ ngoài hấp dẫn và mùi vị của cá nên đã mạo hiểm nhập cá về. Loại cá này chỉ có thể sinh sống ở phía Nam Trung Quốc chứ ở Giang Nam chỉ nhìn thấy những con cá bị chết do đông lạnh và thị trường nơi đây rất khó kiếm lợi. Do vậy, cá ăn thịt người không thể trở thành bá vương trong sông hồ nước ngọt của Trung Quốc được.

Những sọc vằn trên thân ngựa vằn có tác dụng gì?

Sự rộng hẹp của sọc vằn trên thân ngựa vằn có liên quan đến giống loài. Các sọc vằn đẹp đẽ có thể được coi là dấu hiệu nhận biết giữa đồng loài với nhau.

Có thể hợp nhất máy tính, ti vi và điện thoại làm một được không?

Ba chức năng máy tính, ti vi và điện thoại có thể được thực hiện bởi một thiết bị.

Vì sao lại có mưa axit?

Nước mưa nói chung là trung tính, nhưng cũng có loại nước mưa thể hiện tính axit. Khi nước mưa vương vào mắt khiến ta cảm thấy đau nhức, rơi lên vai...

Vì sao dưới bồn địa Talimu khô ráo lại có nhiều nước ngầm?

Bồn địa lớn nhất Trung Quốc - miền Trung bồn địa Talimu là sa mạc Takhơlamakan. Ở Duy Ngô Nhĩ, Takhơlamakan có nghĩa là "vào mà không ra được".

Tại sao cần có một quy hoạch tổng thể khi xây dựng công trình?

Chúng ta thường thấy có con đường giao thông rất trật tự, nhưng khi phải thay hoặc lắp đặt đường ống cấp nước mới nó lại bị đào bới lên. Đường ống...

Vì sao chỉ một phía Mặt Trăng luôn hướng về Trái đất?

Từ Trái Đất nhìn lên chỉ thấy một mặt của Mặt Trăng còn mặt kia giống như bị e thẹn mà luôn dấu đi, ta không nhìn thấy được. Cùng với sự phát triển...

Về “không gian nhiều chiều” trong toán học như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi nói đến không gian là nói đến “không gian thực”, nói đến hình thức tồn tại khách quan của sự vật xác định bằng chiều...

Các kiến trúc nằm sâu dưới lòng đất có điều gì kỳ diệu?

Ngay từ thời cổ đại, tổ tiên chúng ta đều cư trú trong các hang động từ đời này sang đời khác. Cùng với sự văn minh và tiến bộ của xã hội, con người...

Thực chất Heli có quan hệ gì với Mặt trời?

Điều này bắt đẩu từ một lẩn nhật thực toàn phẩn xảy ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1868. Lúc đó, một nhà khoa học người Pháp tên là Saliđến An Độ để quan...