Vì sao quầng sáng màu thường hay xuất hiện trên bầu trời hai cực Nam, Bắc?

Khoảng 7 giờ tối ngày 2 tháng 3 năm 1957 ở miền sông Mạc và thành Hôma hoặc tỉnh Hắc Long Giang vùng biên giới Đông Bắc Trung Quốc xuất hiện quầng sáng màu mấy chục năm qua chưa hề có. Một ráng mây sáng đỏ bỗng nhiên nổi lên không trung rồi một chốc biến thành một dải màu vòng cung. Phía trên của nó từ Bắc Hắc Long Giang vươn về chân trời phía Nam. Nó tồn tại 45 phút trên bầu trời đêm.

Tối ngày 29, 30 tháng 9 cùng năm đó, cả một vùng rộng lớn ở 40 vĩ độ Bắc cũng xuất hiện một quầng sáng màu rất ít thấy, làm ửng đỏ cả bầu trời phương Bắc. Mọi người đua nhau xem với niềm hứng thú lạ thường vì đó là hiện tượng tự nhiên rất ít gặp.

Các quầng sáng màu từ xưa tới nay vốn rất hấp dẫn mọi người. Theo những ghi chép chưa đầy đủ thì Trung Quốc từ năm 30 TCN đến năm 1975 đã có 53 lần xuất hiện quầng sáng màu.

Cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhiều nhà vật lý đã làm thí nghiệm chứng minh quầng sáng màu là do tác dụng của những hạt mang điện trong lớp khí quyển loãng trên cao gây nên. Ở tầng khí quyển có độ cao 80 - 1200 km, không khí vô cùng loãng quầng sáng màu phát sinh ở đó. Mặt Trời là một khối cầu khổng lồ nóng bỏng. Bên trong và bề mặt Mặt Trời liên tiếp diễn ra các phản ứng nhiệt hạch của các nguyên tố hóa học sản sinh ra những luồng hạt li ti mang điện rất mạnh từ Mặt Trời phóng ra khắp bốn phương với tốc độ cực lớn.

Luồng hạt mang điện này khi phóng đến tầng cao có lớp khí quyển Trái Đất, sẽ va đập mạnh với các phân tử khí thưa thớt ở đó mà sản sinh ra hiện tượng phát quang, đó chính là quầng sáng màu.

Quầng sáng màu phần nhiều xuất hiện ở vùng Nam Cực và Bắc Cực (cực quang), rất ít phát sinh ở vùng xích đạo. Vì sao vậy? Đó là vì Trái Đất giống như một nam châm khổng lồ, cực của nó ở hai đầu Nam, Bắc. Như ta đã biết, kim chỉ nam luôn chỉ theo phương Bắc - Nam, đó là do ảnh hưởng từ trường Trái Đất. Luồng hạt mang điện từ Mặt Trời phóng đến cũng chịu ảnh hưởng từ từ trường Trái Đất, nó vận động theo hình xoắn ốc hướng tới hai cực Bắc, Nam. Cho nên quầng sáng màu phần nhiều xuất hiện trên không hai cực Bắc Nam. Phát sinh ở cực Nam gọi là quầng sáng màu Nam Cực (Nam Cực quang), phát sinh ở cực Bắc gọi là quầng sáng màu Bắc Cực (Bắc Cực quang). Trung Quốc thuộc Bán cầu Bắc, cho nên các vùng đông bắc chỉ có thể nhìn thấy quầng sáng màu Bắc.

Vì sao quầng sáng màu có năm màu? Đó là vì không khí do các khí oxi, nitơ, neon, heli, v.v. cấu tạo nên. Dưới tác dụng của luồng hạt mang điện, các chất khí khác nhau sẽ phát ra ánh sáng khác nhau, do đó mà quầng sáng màu có màu sắc và hình dạng khác nhau. Có những quầng sáng màu giống cái màn, có cái giống cung tròn, có cái thành hình đai, có cái thành luồng sáng, có cái màu đỏ da cam, có cái màu đỏ tím, có cái màu nhạt, có cái màu đậm. Có lúc cả năm màu đan xen lẫn nhau trông rất đẹp mắt.

Chu kỳ hoạt động của Mặt Trời khoảng 11 năm. Ở thời kỳ hoạt động cao trào, trên Mặt Trời thường xuất hiện những vết đen xoắn ốc khổng lồ, bề mặt Mặt Trời có những vụ nổ lớn sản sinh ra luồng hạt mang điện rất mạnh. Khi luồng này bay đến tầng khí quyển của Trái Đất sẽ kích thích tạo nên những quầng sáng màu rất đẹp. Cho nên số lần xuất hiện quầng sáng màu nhiều hay ít có liên quan với hoạt động của Mặt Trời mạnh hay yếu. Ở thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh, số lần xuất hiện quầng sáng màu cũng nhiều hơn.

Tại sao cây thiên ma lại không có rễ và lá?

Thiên ma (còn gọi là xích tiễn thảo) là một dược liệu quí báu của Trung Quốc, trong sách y cổ gọi là “cỏ thần”. Nó không chỉ có công hiệu đặc biệt đối...

Tại sao có những thành phố số điện thoại lại dài?

Nếu quan sát kĩ dãy số điện thoại ta sẽ thấy có những thành phố mà số điện thoại đặc biệt dài, nhưng cũng có thành phố thì lại ngắn. Tại sao vậy?

Có phải tổng các góc trong của tam giác bằng 180 độ

Khi đọc đề mục này chắc bạn sẽ tự hỏi tại sao lại đặt ra câu hỏi? Tổng các góc trong của một tam giác bằng 180o chẳng là một định lí đã được chứng...

Bài toán thỏ gà chung lồng như thế nào?

Đây là bài toán cổ nổi tiếng được ghi trong sách “Sách toán Tôn tử”. Nội dung bài toán như sau:

Tại sao máy tính có thể "khám bệnh"?

Có thể bạn đã nghe nói, thậm chí còn tận mắt thấy các "bác sỹ máy tính". Ví dụ chuyên gia máy tính về bệnh gan, chuyên gia máy tính về bệnh dạ dày,...

Cây cối sống qua mùa đông lạnh giá như thế nào?

Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng vô cùng kỳ lạ người, khiến con người phải dày công nghiên cứu. Chẳng hạn như, cũng một loại thực vật mọc trên...

Các chữ cái và các con số ở loại hình xe thể hiện ý nghĩa gì?

Kể từ chiếc xe đầu tiên ra đời, sự phát triển của ô tô đã có tới hàng trăm năm lịch sử. Để thỏa mãn các công dụng khác nhau, các loại hình xe cũng...

Tại sao loài chim lại có thể trở thành "kẻ thù" của máy bay phản lực?

Máy bay cất cánh và hạ cánh đương nhiên cần phải có sân bay. Trong quá trình xây dựng sân bay, ngoài các trang thiết bị cần thiết, còn phải chú ý một...

Tại sao người Nhật thích mặc Kimono?

Hoà Phục (quần áo Nhật Bản) là trang phục truyền thống của người Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Kimono. Ở Nhật Bản, Kimono xuất hiện cho đến nay đã...