Làm thế nào để đo được chiều cao của Kim tự tháp?

Các bạn có biết các Kim tự tháp Ai Cập không? Kim tự tháp là các công trình kiến trúc hùng vĩ cổ Ai Cập, là các phần mộ của các quốc vương cổ ai cập.

Vào hơn 2600 năm trước có một quốc vương Ai Cập, muốn biết Kim tự tháp lớn có độ cao chính xác là bao nhiêu, thế nhưng không có ai biết được phải đo độ cao Kim tự tháp như thế nào.

Cho người bò lên đỉnh tháp, không thể làm được. Bởi vì tháp có độ nghiêng nên cho dù có thể bò lên đến đỉnh thì đo bằng phương pháp nào?

Về sau vị quốc vương mời một học giả nổi tiếng là Fares để giải quyết vấn đề này. Fares đã chọn một ngày đẹp trời, với sự có mặt của quốc vương và các thày tư tế, Fares bắt đầu đo chiều cao của tháp.

Người xem rất đông đảo, náo nhiệt, người ta vừa xô đẩy vừa tranh luận. Thời giờ đã không còn sớm nữa, Mặt trời đã lên cao khiến cho bóng người và bóng tháp đã khá dài. Khi Fares đã biết thời điểm mà độ dài của bóng của chính mình bằng độ cao thực của mình, ông ra lệnh đo chiều dài của tháp. Bấy giờ các trợ thủ đã đo được chiều dài của bóng tháp có độ dài là DB. Nhờ vào DB, Fares đã đo được độ cao chính xác của tháp.

Bấy giờ mọi người mới hết sức thán phục về sự thông minh của Fares.

Fares quả là đáng nể vì từ hơn 2000 năm trước ông đã biết ứng dụng định lí hình đồng dạng để đo độ cao của Kim tự tháp. Còn môn hình học Ơclid mà chúng ta học ngày nay được Ơclid sáng lập sau Fares nhiều năm.

Thế Fares làm thế nào đo được chiều cao Kim tự tháp? Vì Fares chờ cho chính lúc bóng của mình đúng bằng chiều cao của mình mới bắt đầu đo chiều cao của tháp. Đó là thời điểm mà ánh sáng Mặt trời chiếu nghiêng đúng một góc bằng 45o xuống mặt đất.

Tức:

Góc CBA = 45o

Góc ACB = 90o

Góc BAC = 45o

Vào thời điểm đó, đỉnh tháp, tâm của đáy tháp và điểm mút của bóng tháp tạo thành tam giác vuông cân và hai cạnh bên AC và CB phải bằng nhau AC = CB. Fares dễ dàng đo được độ dài của đáy tháp. Độ dài một nửa cạnh bên là CD và DB đã đo được; chiều cao của tháp sẽ bằng:

Vì sao xuất hiện cầu vồng trên bầu trời?

Sau cơn mưa mùa hè mây đen tan hết, Mặt Trời hiện ra và trên bầu trời thường xuất hiện cầu vồng.

Tại sao máy tính có thể "suy nghĩ"?

Suy nghĩ là một hoạt động tư duy của con người, nó thể hiện rõ nét trí tuệ con người. Thế nhưng máy tính có thể suy nghĩ không? Có thể.

Vì sao rađa có thể đo được bão, mưa giông và gió lốc?

Muốn biết được tình hình mưa giông, bão và gió lốc ở vùng xa ta có thể dùng rađa để thăm dò.

Có thể biến than đá thành xăng không?

Mọi người đều biết xăng là loại nhiên liệu quan trọng được chưng luyện từ dầu mỏ. Ngoài xăng, từ dầu mỏ người ta còn sản xuất được etylen, propylen,...

Vì sao gọi phích nước nóng là không chính xác?

Chúng ta thường quen gọi phích giữ nhiệt là phích nước nóng, bởi vì trong gia đình chúng ta thường đổ nước sôi vào trong phích để giữ nhiệt.

Mặt trời là thiên thể thế nào?

Từ Trái Đất hàng ngày ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông, lặn ở phía tây. Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất đưa lại cho ta ánh nắng và nguồn nhiệt.

Tại sao máy bay tàng hình có thể "tàng hình" được?

Máy bay tàng hình là loại máy bay chiến đấu quân sự dùng kỹ thuật tàng hình để thiết kế chế tạo nên. Tuy nhiên, sự "tàng hình" của máy bay tàng hình...

Tại sao chỗ ốc sên vừa bò qua lại để lại một vệt nước dãi?

Ốc sên là một thành viên trong loài động vật nhuyễn thể, khi nó bò thường là dùng chân dán chặt trên vật thể khác, thông qua bắp thịt ở phần chân làm thành những làn sóng ngoằn ngoèo để có thể chuyển động chậm rãi về phía trước.

Tại sao dễ nhớ những công việc chưa xong?

Trong cuộc sống, có những việc hoàn thành hôm trước, hôm sau nó đã bay sạch khỏi đầu ta, cứ như chưa hề hiện diện vậy. Ấy thế mà những việc chưa xong,...