Tại sao cây thường xuân lại có thể leo lên tường cao?

Cây thường xuân có thể leo lên trên tường cao một cách ngay ngắn, xum xuê nên con người gọi nó là “thực vật làm xanh hóa”. Trong các khu vườn, ta thường thấy cây thường xuân leo được rất cao, lên các bức tường đá và thân cây che khuất được những lỗ hổng, uốn lượn thành những hình thù kỳ lạ khác nhau. Đặc biệt nó thuộc loài dây leo nên mùa đông cũng không thay đổi sắc lá, bốn mùa xanh rì cho nên nó là thực vật tô điểm thêm cho môi trường và đúng với cái tên của nó “cây thường xuân”.

Tại sao cây thường xuân lại có thể leo cao đến như vậy? Bạn hãy quan sát kĩ một đoạn thân cây đang ở dưới mặt đất khi chưa dính trên tường, lúc này ta có thể nhìn rõ hai mặt của rễ, những chiếc rễ xếp hàng ngay ngắn như những chiếc bàn chải, vì vậy cây thường xuân còn có cái tên là “con rết trăm chân”. Rễ ở trên thân cây thường xuân không giống như rễ của những cây nói chung vì vậy chúng ta gọi nó là “rễ bất định”. Hơn nữa bởi vì những chiếc rễ này sống trong không khí nên có thể gọi chúng là “rễ hô hấp”. Dùng tay sờ vào những chiếc rễ này còn cảm thấy có chất dính như hồ nước tiết ra. Bạn lại quan sát một đoạn thân đã tương đối già, màu của rễ đã đổi sang sắc vàng, khi đó những chiếc rễ này đều móc vào thân cây hay lên tường, lấy tay kéo chúng ra thì có thể thấy nó bám rất chắc, nếu không dùng sức thì khó mà kéo ra được.

Cây thường xuân nhờ loại rễ bất định này để leo cao. Những chiếc rễ này có đặc tính sợ ánh sáng, vì vậy chúng hướng vào bề mặt tường, vỏ cây hay bức tường đá, đồng thời chúng cũng tiết ra chất dính, sau khi chất dính này khô sẽ giúp rễ dính chặt vào các bề mặt. Như vậy cây thường xuân dùng những bộ phận ngoài để cố định mình và dùng những phần ngọn non, nhọn để leo lan ra. Cùng lúc với những chiếc rễ non chuyển sang già và cố định được thì những đầu nhọn non mới sẽ mọc ra và cứ thế vươn lên.

Vì sao nói môi trường cũng là nguồn tài nguyên quí báu?

Môi trường tự nhiên bao gồm: nước, không khí, đất đai, rừng xanh, thảo nguyên, động vật hoang dã, v.v.

Vì sao trong các túi đựng thực phẩm người ta thường ghi xx g ± x g?

Trong cuộc sống, chúng ta thường cần phải mua bánh ngọt, sữa bột, đường, muối ăn và những thực phẩm thường dùng hàng ngày khác. Ta thường thấy trên...

Vì sao không thể có những người tướng mạo hoàn toàn giống nhau?

Tướng mạo là phần cơ thể gây chú ý nhất cho con người, cũng là căn cứ để mọi người nhận biết và tìm hiểu lẫn nhau. Vì sao tướng mạo người ta không ai...

Vì sao hải lưu là nguồn năng lượng lí tưởng?

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, người Đức đặt rất nhiều thủy lôi ngoài duyên hải của nước đối địch, nhằm đánh đắm các chiến hạm và phong tỏa...

Kiến trúc hiện đại và kiến trúc hậu hiện đại có gì khác nhau?

Lịch sử kiến trúc hầu như cũng lâu dài như lịch sử loài người. Kiến trúc của người nguyên thuỷ là những lều lán dùng cành cây, đất sét, lá cây, da...

Vì sao nước từ hoá lại có tác dụng bảo vệ sức khoẻ?

Hiện tại trên thị trường xuất hiện nhiều loại thiết bị sản xuất nước sạch, có loại có trang bị thiết bị từ hoá, bằng cách cho nước chảy qua lớp sắt từ...

Tại sao đá hoa lại có nhiều màu?

Bạn đã từng đến Bắc Kinh chưa? Khi bạn đi dạo quanh Đại lễ đường nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn, đập vào mắt trước tiên là một dãy cột màu...

Thế nào là thư viện số hóa?

Ở Trung Quốc, thư viện Bắc Kinh và thư viện Thượng Hải đều là những thư viện hiện đại nhất. Chúng không chỉ có lượng sách báo tranh ảnh và tư liệu...

Nếu nối các mạch máu của bạn lại với nhau thì chúng sẽ có độ dài là bao nhiêu?

Chiều dài đó sẽ là 60.000 dặm, tương đương với 96.