Tại sao nói rùa là loài vật già nhất thế giới?

Những con vật già nhất trên thế giới sống trên một vài hòn đảo của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đó là những con rùa đất khổng lồ mà giờ đây chỉ còn tồn tại có hai loài, một loài ở Galapagoscòn loài kia ở Aldabra nằm cách xa về phía Tây của bờ biển Tandani khoảng 640 cây số (thuộc Đông Phi). Cách đây hai trăm năm có những loài rùa tương tự như vậy đã được tìm thấy ở vùng Mandagascar, Rodriquez và những vùng khác nữa nhưng giờ đây chúng đã bị tiêu diệt. Những con già nhất trong số rùa này dài tới hơn 1,2 mét. Người ta cho là tuổi thọ xấp xỉ của chúng là 150 năm. Một con rùa tên là Marionbị bắt vào năm 1766 được đưa lên đảo Maurice cùng với bốn con khác. Năm 1910 Marionbị mù rồi ngẫu nhiên bị giết chết vào năm 1918. Vậy là nó đã sống trên đảo Maurice được 152 năm, nhưng thực tế tuổi đời của nó phải là 180 năm bởi vì trước khi Marionđược đưa tới đảo thì nó đã có một thân thể to lớn. Một con khác được đưa đến đảo Sri Lanca và Ceylan vào năm 1797 và nó sống mãi cho tới năm 1910, mai của nó đo được 1,36 mét. Nhiều kỷ lục khác về tuổi thọ đã được ghi chép cho các loài rùa khác. Một con rùa gốc từ những đảo Tongasở cách xa hơn 300 km về phía Đông của Australia cũng đã trao cho một nhà thám hiểm người Anh J. Cook năm 1777. Nó đã chết ở tuổi 189 vào năm 1966. Nhưng con rùa quái dị quả thật là loài vật sống lâu nhất. Theo các chuyên gia nhận định thì những đối thủ trực tiếp nhất của chúng là những chú cá voi lớn có thể sống được một trăm năm. Người ta cũng khẳng định voi châu Phi cũng có thể sống được một thế kỷ nhưng cho đến nay những khẳng định này vẫn chưa được chứng thực. Những con rùa đất khổng lồ chưa phải là loài lớn nhất vì loài rùa luýt, một loài rùa biển dài tới 2,4 mét, cách đây hàng triệu năm đã có con dài tới 4 mét sống ở châu Mỹ và một con khác đo được 6 mét cũng đã tồn tại ở Ấn Độ.

Hải âu biển cũng là một loài sống rất thọ sau khi được theo dõi bằng phương pháp đeo vòng cho nó. Con hải âu Leysan làm tổ trên một hòn đảo nhỏ biệt tăm ở Thái Bình Dương trên thực tế đã sống được tới 42 năm.

Vì sao một tên lửa có thể phóng nhiều vệ tinh?

Phương thức truyền thống phóng vệ tinh là dùng một tên lửa phóng một vệ tinh. Còn dùng một tên lửa đồng thời phóng nhiều vệ tinh vào quỹ đạo là một kỹ...

Tại sao đội đồ vật trên đầu nhẹ hơn xách và cõng?

Phụ nữ Triều Tiên thường dùng đầu để đội các đồ vật nặng. Người dân ở một số nước châu Phi cũng thích đội đồ vật trên đỉnh đầu.

Vì sao nam giới có râu, còn phụ nữ thì không?

Nam nữ khác nhau không những về tầm vóc và công năng của các tổ chức khí quan mà còn có một sự khác biệt rất lớn: nam giới đến tuổi thanh niên trên...

Máy tính bỏ túi và máy vi tính có gì khác nhau?

Người ta không gọi máy tính bỏ túi (calculator) là máy vi tính (computer). Vì sao vậy?

Tại sao loài tre lại không phát triển to bề ngang thân như các loại cây khác?

Có rất nhiều loài cây càng lớn thân càng to, như cây bạch dương Canađa, lúc mới trồng chỉ bé bằng chiếc đũa, sau một đến hai năm thân cây to dần ra và...

Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím?

Nhím là loài động vật cỡ nhỏ, chuyên ăn côn trùng, đặc điểm lớn nhất của nó là khắp thân mọc đầy gai nhọn...

Vì sao ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?

Một điều thực tế là ở đồng bằng có rất ít khoáng sản kim loại. Vì thế, những nước đồng bằng tuy mạnh về nông nghiệp, nhưng lại thiếu các mỏ quặng...

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...

Tại sao tấm lợp thủy tinh thép phải làm thành hình lượn sóng?

Tấm lợp thuỷ tinh thép là một vật liệu xây dựng nhẹ, nửa trong suốt được chế tạo bằng cách dùng vải sợi thuỷ tinh làm lớp gốc, sau đó phết lên một lớp...