Vì sao khi dọn đến nhà mới thường bị váng đầu, hoa mắt?

Bước vào một căn phòng mới, trang hoàng đẹp thường cảm thấy có mùi vị khác thường. Vậy mùi vị này từ đâu đến? Nguyên nhân là chúng được phát ra từ các vật liệu trang hoàng trong phòng.

Ngày nay rất nhiều vật liệu trang hoàng trong phòng đều là đồ nhựa, sợi dệt hóa học như: thảm nhựa, dụng cụ gia đình bằng nhựa, các đồ nhựa có phun sơn, giấy dán tường, mành cửa bằng nhựa và thảm sàn nhà bằng vải hóa học v.v..

Những vật liệu nhựa này có chứa phenol, anđehit, các chất methanol, có những đồ vật chứa nhựa polivinyl clorua, trong đó có chất vinylchlorid, có chất chứa sợi nitril. Các dụng cụ gia đình, dụng cụ gỗ dán thì trong chất keo chứa methanol sẽ bốc hơi ra các chất gây ô nhiễm không khí. Những bộ ghế đi văng dùng da nhân tạo cũng thải ra những loại chất gây dị ứng. Ngoài ra rất nhiều đồ nhựa hàng ngày như dép nhựa, chậu nhựa, vỏ phích và bìa sách bằng nhựa đều phát ra những chất độc. Những chất này khuếch tán gây nên ô nhiễm không khí trong phòng, rất có hại cho sức khỏe con người.

Các chuyên gia bảo vệ môi trường điều tra phát hiện thấy sự ô nhiễm của những vật trang trí trong phòng chủ yếu có mấy loại: radon – chất phóng xạ, chủ yếu là do dùng đá cẩm thạch để trang trí. Nó có thể làm tổn thương các tế bào hoặc gây nên các tế bào ung thư. Metanol – là chất gây khối u, chủ yếu phát ra từ các vật liệu của vỏ phích nước, các chất cách điện, thảm sàn nhà bằng cao su, các chất sơn và các keo tráng bề mặt.

Chúng rất nguy hại đối với mắt và đường hô hấp. Benzen có thể cản trở chức năng tạo huyết của cơ thể, dẫn đến bệnh bạch huyết, hồng cầu giảm thấp. Este và triclo etylen có thể kéo dài bệnh viêm họng, chủ yếu là do sơn, các chất rửa khô và các chất keo gây nên.

Khi ở lâu trong một căn phòng mới được trang trí bằng đồ nhựa bạn sẽ cảm thấy hoa mắt. Nếu đóng chặt cửa, mở máy điều hòa để ngủ thì càng nguy hiểm hơn. Vì vậy trang trí phòng tốt nhất là dùng những vật liệu tự nhiên, không dùng hoặc hạn chế dùng những vật liệu dễ bốc cháy và vật liệu có độc. Sau khi trang hoàng phòng ở xong nên mở cửa thông khí một tuần mới vào ở. Thường xuyên mở cửa sổ để không khí lưu thông, như vậy mới tránh được sự độc hại cho cơ thể do các vật liệu trong phòng gây nên.

Từ khoá: Vật liệu trang trí; Nhựa, vải sợi hóa học.

Vì sao Trung Quốc phải thực hiện chính sách hạn chế dân số?

Dân số Trung Quốc đứng đầu thế giới, chiếm trên 1/5 dân số toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng dân số của Trung Quốc rất nhanh, hàng năm số trẻ sơ sinh và...

Bản đồ mây vệ tinh được chụp như thế nào?

Hàng ngày trên ti vi đều có tiết mục dự báo thời tiết. Bản đồ mây từ vệ tinh khí tượng hiện trên màn hình phản ánh thời tiết của Trái Đất đang biến...

Vì sao đèn nêông có nhiều màu?

Vào ban đêm ở các thành phố, đô thị, nhà nhà đã lên đèn. Nào là đèn sáng trắng, đèn ánh sáng ban ngày, đèn ánh sáng cầu vồng nhiều màu, khoe sắc lung...

Vì sao đoạn đường sắt cong không an toàn nhưng đoạn đường nhựa cong lại an toàn?

Đường cao tốc rộng lớn, phẳng phiu, có đủ những điều kiện tốt cho xe chạy, tuy nhiên, khi chạy trên đường cao tốc quá thẳng tắp, quá bằng phẳng, âm...

Tại sao trên lá cờ Olympic lại có năm vòng tròn?

Đại hội thể dục thể thao long trọng và có quy mô lớn nhất trên thế giới là Thế vận hội Olympic. Mỗi khi khai mạc Thế vận hội Olympic, trên hội trường...

Tại sao khi máy bay từ Bắc Kinh đến Sans-Francisco lại phải bay qua vùng trời gần Alaska?

Một hành khách bay từ Bắc kinh đến Sans-Francisco, máy bay cất cánh tại sân bay lên chín tầng mây cao đến hàng vạn mét. Hành khách mới lần đầu đi máy...

Tại sao trong tàu điện ngầm lại không thu được tín hiệu máy nhắn tin?

Hiện nay người sử dụng máy nhắn tin ngày càng nhiều. Nếu bạn của bạn có máy nhắn tin, thì dù là anh ta đang mua sắm tại cửa hàng hay dạo chơi nơi công...

Tại sao diễn viên xiếc có thể giữ chiếc gậy đứng vững mà không bị rơi?

Nếu thử một chút bạn sẽ nhận thấy giữ ổn định cho cây gậy dài dễ hơn cây gậy ngắn. Tại sao lại như vậy?

Vì sao nói cây mía là vệ sĩ bảo vệ môi trường?

Mía ngoài việc hấp thụ một số khoáng chất trong đất, chủ yếu là hấp thụ khí CO2 trong không khí. Mía hàng ngày có thể hấp thụ một lượng khí CO2 cao...